Chủ nhật 08/12/2024 22:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Cần có giải pháp đồng bộ để nâng cao kỹ năng cho lao động Việt Nam

09:10 | 04/10/2022

Ở Việt Nam hiện nay, những lao động có kiến thức, kỹ năng để làm các công việc phức tạp, có khả năng thích ứng nhanh với thay đổi của công nghệ đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất còn ít.

can co giai phap dong bo de nang cao ky nang cho lao dong viet nam
Đào tạo nghề Công nghệ ôtô tại Trường Cao đẳng Nghề Lạng Sơn. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)

Trong xu thế hội nhập quốc tế cũng như sự tác động của cuộc cách mạng 4.0, yêu cầu về kỹ năng lao động là rất quan trọng với mỗi quốc gia; nâng tầm kỹ năng lao động sẽ làm gia tăng chất lượng, hiệu quả lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, những lao động có kiến thức, kỹ năng để làm các công việc phức tạp, có khả năng thích ứng nhanh với thay đổi của công nghệ, vận dụng sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất còn ít. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các giải pháp đồng bộ để nâng cao kỹ năng cho lao động Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

Ngành, nghề đào tạo từng bước phù hợp với yêu cầu thị trường lao động

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hoạt động kinh tế toàn cầu đang giảm mạnh. Dưới tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19 và cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc suy thoái kinh tế lần này đang và sẽ tạo ra những gián đoạn kép thay đổi thế giới việc làm, thị trường lao động. Việc đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng cho hàng triệu công nhân bị ảnh hưởng bởi đại dịch và tự động hóa của cả lĩnh vực công-tư là hết sức cần thiết.

Diễn đàn Kinh tế thế giới kêu gọi các Chính phủ ưu tiên nguồn lực và hành động quyết liệt để nâng cao kỹ năng nghề trong các kế hoạch khôi phục quốc gia sau đại dịch COVID-19; phấn đấu cung cấp cho 1 tỷ người có trình độ giáo dục, kỹ năng và việc làm tốt hơn vào năm 2030.

Sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng của thị trường lao động, di chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi người lao động không những phải có kỹ năng nghề cao, còn phải có kỹ năng mềm, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải tuân thủ các "luật chơi" chung, bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, tiêu chuẩn về quản trị thị trường lao động hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những vấn đề mới. Nhiều việc làm, kỹ năng cũ sẽ mất đi hoặc giảm mạnh, xuất hiện nhiều việc làm mới, kỹ năng mới; trí tuệ nhân tạo, robot, máy móc sẽ đóng vai trò ngày một lớn trọng sản xuất và thay thế nhiều vị trí việc làm hiện tại.

Thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chủ trương, chính sách, đề án cụ thể về đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân lao động, cũng như hỗ trợ phát triển thị trường lao động. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật, văn hóa, nâng cao nhận thức cho lực lượng lao động phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài; phối hợp với các tập đoàn, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước để đào tạo theo "đơn đặt hàng."

Hiện nay, cả nước có trên 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 429 trường cao đẳng, trung cấp (371 trường công lập, 58 trường ngoài công lập) được lựa chọn để đào tạo các ngành, nghề trọng điểm tại 144 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ (trong đó 68 ngành, nghề cấp độ quốc tế, 101 ngành, nghề cấp độ khu vực ASEAN, 144 ngành, nghề cấp độ quốc gia); sắp xếp 247 trường cao đẳng, trung cấp, hình thành hệ thống trường cao đẳng chất lượng cao tại 4 vùng kinh tế trọng điểm, được lựa chọn để đào tạo các ngành, nghề trọng điểm (chiếm 57%) có khả năng cung ứng nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động.

can co giai phap dong bo de nang cao ky nang cho lao dong viet nam
Hướng dẫn sinh viên thực hành gia công cơ khí tại Trường cao đẳng Hàng hải (Hải Phòng). (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Giai đoạn 2011-2022, số lượng tuyển sinh lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đạt 19,67 triệu người, trong đó, tuyển sinh trình độ cao đẳng đạt 1,945 triệu người (chiếm 9,8%), trình độ trung cấp đạt 2,3 triệu người (chiếm 11,86%). Quy mô đào tạo tăng góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ của cả nước đến quý 2/2022 đạt 26,2%. Ngành, nghề đào tạo được mở dần, từng bước phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động ở từng địa phương, từng lĩnh vực.

Chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp từng bước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Kỹ năng nghề của người học được tăng cường, khoảng 80% người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

Ở một số nghề (hàn, cơ-điện tử, viễn thông, logistic, du lịch, dầu khí…), kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải do chuyên gia nước ngoài thực hiện.

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF (2019), chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam đã tăng 13 bậc trong trụ cột kỹ năng. Trong các cuộc thi tay nghề khu vực và thế giới, đoàn Việt Nam đã đạt thứ hạng cao, chất lượng đào tạo nghề bước đầu được khẳng định ở tầm khu vực và thế giới.

Việc tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành, lĩnh vực trọng điểm, lĩnh vực mới cơ bản đáp ứng nhu cầu. Năng lực đào tạo nhân lực trực tiếp cho các vùng kinh tế trọng điểm cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế. Việc phối hợp giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại cho người lao động của doanh nghiệp được cập nhật, bổ sung phù hợp.

Nhằm thúc đẩy kết nối cung-cầu về thị trường lao động, nhiều hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đã được chú trọng triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, doanh nghiệp đã tham gia sâu vào các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, thị trường lao động, việc làm bền vững đã có nhiều chuyển biến tích cực...

Hướng đến tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường lao động Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế. Chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động và so với các nước trên thế giới, tiếp tục là điểm nghẽn cho phát triển việc làm chất lượng và năng suất lao động.

Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Việt Nam là nước có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (quý 2/2022 mới chỉ đạt 26,2%). Giai đoạn từ 2015-2020, có 66,7% công nhân lao động có trình độ Trung học phổ thông; 80% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được đào tạo nghề (chủ yếu là doanh nghiệp tự đào tạo), 43% công nhân lao động được đào tạo lại, 22,5% bậc thợ từ 4-7 (có tay nghề cao). Chất lượng lao lao động Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng, tỷ lệ lao động động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ đạt cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (36,96%), tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ (28,34%); thấp nhất là 2 vùng Tây Nguyên (16,51%) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (14,61).

Trong so sánh quốc tế, xếp hạng trụ cột kỹ năng và chỉ số chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam thuộc nhóm cuối của ASEAN21. Nhìn chung, trình độ tay nghề, kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam còn hạn chế, đặc biệt thiếu kỹ năng mềm. Việt Nam hiện thiếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, chuyên gia, quản lý doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ còn thiếu và yếu. Những hạn chế này đã cản trở sự đóng góp của nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Đại hội Đảng lần thứ XIII đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, định hình mô hình phát triển đất nước theo hướng trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại (năm 2030) và là nước phát triển (năm 2045), trong đó một lần nữa nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực là một trong ba đột phá chiến lược. Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra rất nhanh, tác động mạnh mẽ, sâu rộng, đa chiều đến mọi quốc gia, ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh quốc gia. Kinh tế số sẽ làm thay đổi phương thức quản lý, tổ chức, vận hành thị trường lao động, mô hình việc làm, đào tạo nâng cao chất lượng lao động...

can co giai phap dong bo de nang cao ky nang cho lao dong viet nam
(Ảnh minh hoạ: TTXVN)

Việc nâng tầm kỹ năng cho người lao động về cả số lượng, chất lượng là điều kiện tiên quyết để Việt Nam tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia. Để làm được điều này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đề ra các giải pháp trong thời gian tới là: Rà soát, đánh giá, sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, đề xuất mô hình liên kết vùng, xây dựng các trung tâm đào tạo vùng, trung tâm đào tạo quốc gia theo vùng kinh tế trọng điểm; tăng nhanh quy mô tuyển sinh đào tạo nghề để khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế-xã hội...

Bộ cũng tổ chức thực hiện các giải pháp để phân luồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, như khẩn trương triển khai các điều kiện đảm bảo hiệu quả việc phân luồng, liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân; rà soát, sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, dễ tiếp cận, đa dạng về loại hình, hình thức tổ chức, phân bổ hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền và liên kết vùng miền hiệu quả; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh mô hình đào tạo chất lượng cao; tiếp nhận, chuyển giao, nghiên cứu nhân rộng hiệu quả các bộ chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế; xây dựng các chuẩn đào tạo để thống nhất sử dụng trong đào tạo, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho công nhân lao động; xây dựng chính sách tuyển dụng, trả lương, tiền công theo kỹ năng, năng lực hành nghề của người lao động; đẩy mạnh công tác thống kê, dự báo nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề, trình độ của lao động trong các doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI, đặc biệt các ngành nghề khoa học-kỹ thuật-công nghệ, ưu tiên cho công nghệ thông tin, công nghệ mới, công nghệ cao, các kỹ năng tương lai...

Về phía các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường chuyển đổi số, đào tạo trực tuyến, bảo đảm người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và ngoại ngữ... thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Về phía đơn vị sử dụng lao động nên chú trọng đào tạo lại và đào tạo thường xuyên cho người lao động, để có lực lượng lao động vững kỹ năng nghề...

Thực hiện quyết liệt các giải pháp căn bản hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo phục vụ một số ngành mũi nhọn, có hàm lượng tri thức cao, ứng dụng khoa học công nghệ..., các hạn chế trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sẽ từng bước cải thiện, phát triển, nâng cao, góp phần sớm thực hiện được mục tiêu đến năm 2030, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam tiếp cận trình độ ASEAN-4, đến năm 2045 tiếp cận trình độ các nước G20./.

Theo Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Cơ hội việc làm nghề kế toán xây dựng

    (Xây dựng) - Ngành Xây dựng luôn sôi động và không ngừng mở rộng, kéo theo nhu cầu tuyển dụng lớn, đặc biệt là đối với các kế toán xây dựng. Vậy, một kế toán xây dựng có thể làm được những gì và cơ hội nghề nghiệp của họ ra sao? Cùng khám phá một nghề nghiệp đầy tiềm năng và hấp dẫn này.

  • Đồng Nai ban hành quyết định hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm cho người có đất thu hồi

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Sơn Hùng, Phó Chủ tịch UBNB tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định ban hành quy định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2024 tới.

  • Đổi mới hoạt động công đoàn, kết nối đào tạo, giải quyết việc làm trong tình hình mới

    (Xây dựng) – Đó là chủ đề của cuộc hội thảo do Công đoàn Xây dựng Việt Nam tổ chức vừa qua, với sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN), Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN); các Phó Chủ tịch CĐXDVN: Đỗ Văn Quảng, Đặng Ngọc Điệp, Nguyễn Ngọc Huyền; cùng các Trưởng ban, Chánh Văn phòng CĐXDVN; đại diện Công đoàn, phòng Tổ chức (nhân sự) các Tổng công ty: Vinaconex, Hà Nội, Coma, Sông Đà, Viglacera; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn các trường đào tạo trong Ngành Xây dựng.

  • Công đoàn Xây dựng Việt Nam thăm hỏi, tặng quà tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9, Lào Cai

    (Xây dựng) - Đoàn công tác Công đoàn Xây dựng Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và tặng quà các đoàn viên, người lao động thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà 9 đang làm việc tại Nhà máy thủy điện Pake và Nhà máy thủy điện Nậm Khánh (Lào Cai).

  • Đề xuất giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh

    (Xây dựng) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

  • Chuẩn bị kế hoạch chăm lo đoàn viên người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng vừa ban hành kế hoạch nhằm tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo thiết thực về vật chất, tinh thần đối với đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CBCCVCLĐ); đảm bảo tất cả đoàn viên đều có Tết, đón Tết vui tươi, ý nghĩa, đầm ấm, sum vầy trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Xem thêm
  • Bắc Giang: Tăng cường công tác quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Xây dựng Bắc Giang đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ trên địa bàn

    19:51 | 22/11/2024
  • Tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động

    (Xây dựng) - Mới đây, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) ban hành văn bản về việc tăng cường công tác chăm lo và tham gia ổn định quan hệ lao động với nhiều giải pháp và nhiệm vụ quan trọng.

    20:54 | 19/11/2024
  • Trao tặng sổ tiết kiệm công đoàn cho trẻ em mồ côi

    (Xây dựng) - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) vừa có quyết định về việc hỗ trợ trẻ em mồ côi là con đoàn viên, người lao động tử vong do bão số 3. Thời điểm thực hiện hỗ trợ và thời gian tính tuổi trẻ em được hỗ trợ trước ngày 31/12/2024.

    16:12 | 18/11/2024
  • Lắng nghe công nhân lao động để thấu hiểu và chia sẻ

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Long An phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo UBND tỉnh với công nhân lao động, đại diện người sử dụng lao động và cán bộ Công đoàn trên địa bàn tỉnh năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Lâm, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nguyễn Văn Quí chủ trì Hội nghị.

    18:31 | 17/11/2024
  • Cần làm gì để an toàn khi làm việc trên cao và trong không gian hẹp tại công trình xây dựng

    (Xây dựng) – Sáng 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức Hội thảo “Hướng dẫn kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao và trong không gian hạn chế ở công trình xây dựng”. Các đại biểu tham dự Hội thảo đã đưa ra các ý kiến cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa về an toàn vệ sinh lao động (ATLĐ) tại công trường để tất cả lao động vào công trường đều biết và tuân thủ thực hiện nghiêm.

    19:22 | 15/11/2024
  • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Nâng cao đời sống văn hóa cơ sở

    (Xây dựng) - Trong các ngày 12 và 13/11/2024, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại thành phố Đà Nẵng.

    19:01 | 13/11/2024
  • Quy định về loại thiết bị cần phải kiểm định kỹ thuật an toàn

    (Xây dựng) – Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    07:54 | 13/11/2024
  • Xét tặng Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn năng động, sáng tạo, trách nhiệm”

    (Xây dựng) - Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã có Hướng dẫn số 184 ngày 12/11/2024 đề nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở quan tâm triển khai Quyết định, nội dung Quy chế xét tặng Giải thưởng “Nữ đoàn viên Công đoàn năng động, sáng tạo, trách nhiệm” đến toàn thể nữ đoàn viên Công đoàn, cán bộ công nhân viên chức lao động. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ công nhân viên chức lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị và địa phương.

    21:49 | 12/11/2024
  • Chủ động quản lý yếu tố rủi ro trên công trường

    (Xây dựng) - Thời gian qua, mặc dù tai nạn lao động (TNLĐ) trong lĩnh vực xây dựng đã giảm dần, nhưng tỷ lệ về tai nạn gây thiệt hại về người còn ở mức cao hơn so với các ngành nghề khác. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao và trong không gian hạn chế ở công trường xây dựng cho cấp quản lý để giúp công tác an toàn lao động trên công trường được thực thi đầy đủ.

    14:14 | 09/11/2024
  • Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

    (Xây dựng) - Nghị định 143/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

    19:38 | 07/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load