Thứ năm 09/01/2025 23:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Cần có chính sách thuế tốt hơn để phát triển một cách công bằng và bền vững hậu Covid-19

09:09 | 26/06/2020

(Xây dựng) – Chiều 25/6, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phối hợp với tổ chức Oxfam, Prakarsa, TAFJA và Action Aid Myanmar triển khai Hội thảo Hướng tới chính sách thuế bền vững trong khối ASEAN – Trường hợp ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Mục tiêu chính của Hội thảo lần này là rà soát các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tại khu vực ASEAN, từ đó đưa ra các tham vấn chính sách về vấn đề này.

can co chinh sach thue tot hon de phat trien mot cach cong bang va ben vung hau covid 19
Toàn cảnh Hội thảo.

Cụ thể, trong bối cảnh khu vực ASEAN đang phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng kinh tế chưa từng có, việc giảm thu ngân sách từ thuế sẽ làm cho tất cả các nước thành viên gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực để đầu tư cho phúc lợi công.

Báo cáo “Hướng tới Chính sách Thuế bền vững trong khối ASEAN: Trường hợp ưu đãi Thuế thu nhập doanh nghiệp” khuyến nghị khối ASEAN cần đưa ra cam kết chính trị ở cấp cao nhất để cải thiện các chính sách và hành động nhằm tăng thu ngân sách, để đầu tư cho các dịch vụ công như y tế và giáo dục. Báo cáo được công bố hôm nay tại Hà Nội bởi Tổ chức Oxfam, Liên minh Thuế và Công bằng tài chính châu Á (TAFJA), tổ chức PRAKARSA và Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam (VATJ), trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36.

Việc tăng thu ngân sách của các Chính phủ là rất quan trọng để vượt qua các thách thức như tỷ lệ đói nghèo cao, gia tăng bất bình đẳng và khủng hoảng khí hậu, đồng thời phục hồi sau tác động của đại dịch Covid-19.

Trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra, toàn khu vực có 73,57 triệu (11%) trên tổng số 653,9 triệu người đang đối mặt với đói nghèo, con số này có thể sẽ tăng lên rất nhanh khi hàng loạt các hoạt động kinh tế bị đình trệ và quá trình phục hồi kéo dài. Đại dịch làm cho cuộc sống của những người lao động công nhật, nông dân sản xuất quy mô nhỏ, phụ nữ làm những công việc bấp bênh vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.

Các Chính phủ chưa đầu tư đúng mức cho phúc lợi công và tất cả các quốc gia thành viên ASEAN sẽ có khả năng phải đối mặt với thâm hụt ngân sách trong năm 2020 với mức trung bình khoảng 4,2% GDP. Một số quốc gia trong khu vực còn có mức nợ công lớn. Với áp lực ngân sách ngày càng tăng cho cuộc chiến chống lại dịch bệnh cùng với các hậu quả kinh tế mà nó gây ra, thực trạng thất thu thuế vì sản xuất tê liệt, mức thâm hụt ngân sách và nợ công nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lên.

Theo báo cáo đánh giá: Đây chính là thời điểm ASEAN và các nước thành viên tăng cường hợp tác và thống nhất với nhau về tiêu chuẩn tối thiểu chung đối với ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong khu vực. Các Chính phủ cần ngăn chặn các thực hành thuế có hại gây thất thu ngân sách, mất đi nguồn lực để đầu tư cho các dịch vụ công thiết yếu và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nước thành viên.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành - Cố vấn trưởng VEPR, thuộc Liên minh công bằng thuế Việt Nam, cho biết: “Những ưu đãi thuế này mang lại lợi nhuận cho các Tập đoàn lớn mà bỏ qua phúc lợi của người dân châu Á. Việc làm này cần phải được chấm dứt. ASEAN cần đưa ra một danh sách đen về các loại hình ưu đãi thuế không được phép sử dụng; đồng thời tạo một ranh giới rõ ràng và nói không với những thực hành thuế có hại đang gây xói mòn ngân sách quốc gia. Nếu cần thiết, chỉ cho phép áp dụng ưu đãi thuế cho các đầu tư mang lại lợi ích cho người dân và không được áp dụng cho một ngoại lệ nào khác”.

Ông Ah-Maftuchan – Điều phối viên Liên minh Thuế và Công bằng Tài khóa châu Á bổ sung: “Các quốc gia thành viên ASEAN cần phối hợp loại bỏ các chính sách thuế có lợi cho nước mình nhưng có hại cho nước láng giềng, chấm dứt “cuộc đua xuống đáy” về ưu đãi thuế gây thất thu ngân sách, khiến cho người dân các quốc gia nghèo hơn thêm khó khăn trong cuộc sống”.

Trên cơ sở kinh nghiệm của khu vực ASEAN cũng như các khu vực khác trên thế giới và xem xét các trường hợp cụ thể trong khối ASEAN, báo cáo đưa ra ba khuyến nghị. Ngoài việc cần xây dựng danh sách đen và danh sách trắng về ưu đãi thuế để loại bỏ các thực hành thuế có hại, ASEAN cần đạt được đồng thuận về một mức chuẩn chung về thuế tối thiểu. Đồng thời, ASEAN cần xây dựng các quy định về quản trị tốt các ưu đãi thuế.

Tỷ lệ thu ngân sách trên tổng GDP của khối ASEAN vẫn ở mức rất thấp so với các khu vực khác. Năm 2018, tỷ lệ này của ASEAN trung bình là 19,1% GDP - thấp hơn một nửa mức trung bình của các quốc gia trong khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Con số này cũng thấp hơn mức trung bình của khu vực châu Mỹ La tinh và Ca-ri-bê.

Trên tinh thần bình đẳng và hợp tác, các quốc gia thành viên ASEAN cần hợp tác để xây dựng hệ thống thuế công bằng và bền vững hơn nhằm tạo điều kiện để mỗi quốc gia thành viên thu đủ ngân sách cho phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội.

Quỳnh Hoa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Dương: Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển

    (Xây dựng) – Lãnh đạo tỉnh Bình Dương mong muốn Tập đoàn LEGO tiếp tục đồng hành cùng với sự phát triển của tỉnh, cùng nhau khai thác tốt hơn nữa các cơ hội và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Nhà máy LEGO sớm đi vào hoạt động vào tháng 4/2025 như kế hoạch.

  • Tây Ninh: Kinh tế năm 2024 phục hồi trong thách thức

    (Xây dựng) - Năm 2024, bối cảnh thế giới vẫn đầy biến động với các xung đột, rủi ro bất ổn chính trị, kinh tế và xã hội gia tăng tại nhiều khu vực trên toàn cầu. Bên cạnh đó, thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu diễn ra thường xuyên và khó lường. Tuy nhiên, nhờ các cải thiện về chính sách kinh tế vĩ mô và sự triển khai đồng bộ, nền kinh tế đã gia tăng khả năng chống chịu.

  • Những sự kiện nổi bật của Tổng cục Hải quan năm 2024

    (Xây dựng) - Tổng cục Hải quan vừa công bố 6 sự kiện nổi bật của ngành Hải quan năm 2024 với nhiều dấu ấn quan trọng.

  • DDCI 2024: Sự “bứt phá ngoạn mục” của Lạng Sơn

    (Xây dựng) – Năm 2024, đánh dấu một giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của tỉnh Lạng Sơn trên hành trình phát triển kinh tế - xã hội. Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động và những yêu cầu ngày càng cao về đổi mới từ nội tại, Lạng Sơn đã chủ động thích ứng, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức.

  • Bình Định: Chấp thuận dự án đầu tiên “xông đất” năm 2025

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Đức Toàn Bình Định là doanh nghiệp đầu tiên được Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư với dự án mở rộng nhà máy chế biến gỗ nội - ngoại thất cao cấp Đức Toàn Bình Định, tổng vốn đầu tư hơn 182 tỷ đồng.

  • Những chuyển biến tích cực của ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Ngành Xây dựng năm 2024 đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được một số thành tựu nhất định, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đô thị hóa vượt kế hoạch đề ra, thể chế chính sách ngày càng hoàn thiện, thị trường bất động sản phục hồi qua giai đoạn khó khăn nhất.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load