Chủ nhật 10/12/2023 20:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Các nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp

10:19 | 05/09/2023

(Xây dựng) – Trong một số trường hợp, Nhà nước có thể sẽ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia... Dưới đây là nguyên tắc bồi thường và cách tính giá đền bù khi thu hồi đất nông nghiệp.

Các nguyên tắc bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp
Ảnh minh họa.

Căn cứ theo các quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Điều 74 Luật Đất đai 2013 quy định rõ nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất. Theo đó, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Hiện nay, phương pháp để tính giá đền bù sau khi thu hồi đất nông nghiệp là phương pháp dùng hệ số điều chỉnh. Số tiền đền bù được tính như sau:

Số tiền đền bù đối với đất nông nghiệp = Tổng diện tích đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi (m2) x Giá đền bù đất (VNĐ/m2).

Trong đó, giá đền bù đất = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất.

Khung giá đất do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành, được áp dụng theo giai đoạn 5 năm. Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hàng loạt thương hiệu đình đám chọn Tây Hồ Tây làm đại siêu thị

    (Xây dựng) – Tây Hồ Tây vốn được mệnh danh là khu vực có giá bán và giá thuê bất động sản đắt đỏ bậc nhất Thủ đô, đến nay “đất vàng” tại Khu đô thị Tây Hồ Tây đang thu hút nhiều đại gia, trong đó hàng loạt thương hiệu đình đám lựa chọn nơi đây để làm đại siêu thị.

  • Các tỉnh đồng loạt đấu giá làm dự án nhà ở, khởi điểm hàng trăm tỷ đồng

    Trong tháng 12, các tỉnh Hòa Bình, Hải Phòng, Yên Bái sẽ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án nhà ở có tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Giá khởi điểm đấu giá thấp nhất gần 300 tỷ đồng.

  • Áp dụng công nghệ thay đổi kinh doanh bất động sản

    Sử dụng công nghệ đang là xu hướng mới hỗ trợ thị trường và hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) chuyển dịch theo xu hướng tích cực hơn với việc rút ngắn thời gian và chi phí giao dịch, tăng thanh khoản tài sản BĐS của các đối tượng tham gia thị trường.

  • Làm thế nào để chuyển đổi đất 50 năm sang đất thổ cư?

    (Xây dựng) - Sau một khoảng thời gian sử dụng đất 50 năm, nhiều người có ý định thay đổi sử dụng đất được cấp, cụ thể là để ở. Tuy nhiên, nếu thay đổi mục đích sử dụng đất mà không được sự cho phép của các cấp chính quyền là vi phạm pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để nắm được làm thế nào để chuyển đổi đất 50 năm sang đất thổ cư?

  • Cận cảnh tuyến phố Hà Nội có giá thuê mặt bằng thuộc top đắt nhất thế giới

    Phố Tràng Tiền (Hà Nội) được Cushman & Wakefield xếp hạng có giá thuê mặt bằng đắt thứ 17 thế giới với gần 300 USD mỗi m2/tháng luôn được khách thay nhau thuê liên tục.

  • Pleiku (Gia Lai): Dự án khu dân cư Chư HDrông bị bỏ hoang

    (Xây dựng) - Dự án khu dân cư Chư HDrông, phường Chi Lăng, thành phố Pleiku từng trở thành “điểm nóng” của bất động sản trong cuộc đấu giá, có những lô đất tăng từ 300 triệu lên đến 3 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay đã hơn 2 năm, dự án này vẫn không có một bóng người ở, trở nên hoang hóa, không có nhu cầu sử dụng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load