Thứ hai 29/04/2024 02:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bổ sung các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại

18:15 | 20/06/2023

(Xây dựng) – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Bổ sung các ngành, nghề nặng nhọc, độc hại
Nhóm ngành kiến trúc và xây dựng gồm các nghề: Kỹ thuật xây dựng; xây dựng cầu đường; xây dựng cầu đường bộ; cốp pha – giàn giáo; cốt thép – hàn; mộc xây dựng và trang trí nội thất… (ảnh minh họa).

"Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng" mới được ban hành nhằm cập nhật, bổ sung những ngành, nghề học có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thực tế đào tạo mới phát sinh.

Theo đó, ở trình độ trung cấp, các nhóm ngành nghề được xếp vào nặng nhọc, độc hại như: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, bao gồm các nghề: Công nghệ kỹ thuật xây dựng; công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng; xây dựng công trình thủy; lắp đặt giàn khoan; xây dựng công trình thủy điện; xây dựng công trình mỏ; kỹ thuật xây dựng mỏ.

Ở nhóm ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí gồm: Công nghệ kỹ thuật cơ khí; công nghệ kỹ thuật ôtô; công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển; công nghệ chế tạo máy; công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ; công nghệ ôtô; công nghệ hàn…

Nhóm ngành kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật gồm các nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí; gia công và lắp dựng kết cấu thép; gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy; cắt gọt kim loại; sửa chữa máy tàu thuỷ; sửa chữa thiết bị mỏ hầm lò; sửa chữa máy thi công xây dựng; bảo trì và sửa chữa thiết bị cơ giới hạng nặng; vận hành, sửa chữa máy thi công đường sắt…

Nhóm ngành kiến trúc và xây dựng gồm các nghề: Kỹ thuật xây dựng; xây dựng cầu đường; xây dựng cầu đường bộ; cốp pha – giàn giáo; cốt thép – hàn; mộc xây dựng và trang trí nội thất…

Nhóm ngành kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, bao gồm các nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; điện công nghiệp và dân dụng; điện tàu thủy; vận hành nhà máy thủy điện; lắp đặt đường dây tải điện và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên; quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 220kV trở lên; quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống…

Ở trình độ cao đẳng, một số nhóm ngành thuộc danh mục nặng nhọc độc hại là kỹ thuật hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường, gồm các nghề như: Luyện gang; luyện thép; luyện kim màu; xử lý chất thải công nghiệp…

Nhóm ngành dịch vụ vận tải gồm: Điều khiển phương tiện thủy nội địa; điều khiển tàu biển; bảo đảm an toàn hàng hải; vận hành khai thác máy tàu…

Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa gồm các nghề: Trắc địa công trình; khảo sát địa hình; khảo sát địa chất; Khoan thăm dò địa chất…

Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng mới được ban hành nhằm mục đích cập nhật, bổ sung những ngành, nghề học có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà trong thực tế đào tạo mới phát sinh; hoặc những công việc của ngành, nghề trong quá trình học tập, thực hành, thực tập liên quan và chịu ảnh hưởng bởi các yêu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Qua đó tạo điều kiện để người học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước khi học tập và giảng dạy những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Tiêu chí xác định ngành, nghề học là nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được dựa trên sự kế thừa việc xây dựng và thực hiện Thông tư số 36/2017/TTBLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp trình độ cao đẳng và trên cơ sở tổng kết, nghiên cứu thực tiễn, đề xuất từ các bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, một ngành, nghề học được coi là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo có liên quan đến các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chiếm trên 50% so với tổng thời lượng của chương trình đào tạo của ngành, nghề đó.

Việc xác định công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong chương trình đào tạo căn cứ vào quy định tại Thông tư 11/2020/TTBLĐTBXH Ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Thông tư số 05 có hiệu lực kể từ ngày 30/7/2023, áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành.

Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.

Theo đó, việc thực hiện quy định trong giáo dục nghề nghiệp đối với người học ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các khóa tuyển sinh và tổ chức đào tạo trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 36 cho đến khi kết thúc khóa học.

Huyền Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hải Phòng: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Sáng 27/4, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Tiệp, Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động; hưởng ứng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024; Ngày hội truyền thống các Cụm Văn hóa thể thao – Công nhân viên chức lao động thành phố Hải Phòng lần thứ 30.

  • Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân 2024

    (Xây dựng) - Ngày 26/4, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

  • Hà Tĩnh: Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và an toàn vệ sinh lao động năm 2024

    (Xây dựng) - Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, đồng thời tôn vinh các công nhân lao động tiêu biểu.

  • Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cho các cán bộ Công đoàn thuộc Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng. Đến dự có các đồng chí: Đỗ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam; Diệp Thị Thu Huyền - Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng và đại diện các Ban của Công đoàn Xây dựng Việt Nam, cán bộ Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng, các Công đoàn cơ sở và Trưởng Ban thanh tra nhân dân các đơn vị trực thuộc.

  • Tổ chức thi trực tuyến tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Thực hiện Hướng dẫn số 191/HD-CĐXD ngày 17/4/2024 của Công đoàn Xây dựng Việt Nam về tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã triển khai đến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở vận động đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) của cơ quan, đơn vị hưởng ứng, tham gia dự thi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load