Chủ nhật 03/11/2024 05:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II

19:09 | 28/11/2023

(Xây dựng) - HĐND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Nghị quyết số 43/NQ-HĐND tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát. Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa X thông qua bằng hình thức phiếu lấy ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh, thay thế Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2023.

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II
Thị xã Bến Cát sẵn sàng các điều kiện và đạt tiêu chí của đô thị loại II.

Trước đó, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Dương tổ chức họp thẩm tra các nội dung trình Kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh khóa X (kỳ họp thường lệ giữa năm 2022). Tại cuộc họp, thông qua báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Ban Pháp chế nhận thấy việc thành lập phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành phố Bến Cát phù hợp các quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt. Qua xem xét, đối chiếu quy định pháp luật, xã An Điền và An Tây đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thành lập phường thuộc thị xã được quy định tại Điều 8, Nghị quyết 1211/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2 xã đều đạt 4/4 tiêu chuẩn.

HĐND tỉnh Bình Dương đã tán thành chủ trương thành lập phường An Điền, phường An Tây và thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương. Theo đó, phường An Điền, phường An Tây thuộc thị xã Bến Cát được thành lập trên cơ sở chuyển đổi nguyên trạng diện tích, địa giới hành chính, dân số của xã An Điền, xã An Tây thuộc thị xã Bến Cát; thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở chuyển đổi nguyên trạng diện tích, địa giới hành chính, dân số của thị xã Bến Cát.

Với việc thành lập phường An Điền, phường An Tây sẽ tạo tiền đề pháp lý để chuyển đổi mô hình quản lý Nhà nước trên địa bàn xã, từ chính quyền địa phương ở nông thôn sang chính quyền địa phương ở đô thị. Việc thành lập phường An Điền và phương An Tây đảm bảo phù hợp với điều kiện công nghiệp phát triển và đô thị hóa; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của thị xã Bến Cát. Từ những quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn, Ban nhận thấy việc thành lập 2 phường An Điền, An Tây, thị xã Bến Cát và thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương là phù hợp và cần thiết. Qua đó phát huy các tiềm năng, lợi thế trên địa bàn để phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Như vậy, sau khi thành lập, thành phố Bến Cát có 8 đơn vị hành chính cấp xã gồm 7 phường: Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa, An Điền, An Tây và xã Phú An.

Bình Dương: Thêm 2 phường, Bến Cát đủ điều kiện trở thành đô thị loại II
Hạ tầng giao thông của thị xã Bến Cát được đầu tư xây dựng, kết nối liên vùng thuận lợi.

Đối với việc thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương, năm 2018, thị xã Bến Cát được công nhận là đô thị loại III. Đến nay, thị xã Bến Cát đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực: Kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại và đồng bộ; an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành lập thành phố Bến Cát là điều kiện cần để Bến Cát đạt đô thị loại II (2021 -2025) như Nghị quyết tại Đại hội đại biểu thị xã Bến Cát lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã thông qua.

Đối chiếu các tiêu chuẩn thành lập thành phố thuộc tỉnh được quy định tại Điều 5, Nghị quyết 1211/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhận thấy thị xã Bến Cát đạt các tiêu chí về quy mô dân số; diện tích tự nhiên; số đơn vị hành chính trực thuộc; tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã; phân loại đô thị; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Việc thành lập thành phố Bến Cát trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng đô thị hiện tại của thị xã, không làm tăng đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và biên chế có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của địa phương, góp phần xây dựng Bến Cát thành đô thị văn minh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Yphong

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load