Thứ ba 31/12/2024 00:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp

17:06 | 18/09/2024

(Xây dựng) – Với cam kết luôn lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp để phát triển bền vững, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã có nhiều hành động cụ thể giúp doanh nghiệp nắm bắt, nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời chung tay cùng doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp
Bình Dương tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)

Liên tục xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp

Số liệu của tỉnh Bình Dương cho thấy, tính từ đầu năm đến ngày 15/8/2024, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới là 5.182 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký 30.040 tỷ đồng. Lũy kế đến ngày 15/8/2024, toàn tỉnh có 70.912 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số 777.429 tỷ đồng.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương luôn nhận định, cộng đồng doanh nghiệp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Đồng thời, thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã xây dựng nhiều giải pháp đột phá nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển, hỗ trợ vượt qua khó khăn, cùng địa phương phát triển.

Trong đó, gần đây nhất, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 5044/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tập trung hoàn thiện khung pháp lý về tăng cường hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; Rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người làm công tác pháp chế, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và đội ngũ tư vấn viên, tuyên truyền viên pháp luật; Tổ chức các hội nghị, diễn đàn, đối thoại giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến doanh nghiệp…

Kế hoạch được triển khai nhằm đảm bảo sự chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; kịp thời cung cấp thông tin pháp lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp; giúp hạn chế rủi ro pháp lý, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Tỉnh Bình Dương giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này. Tổng hợp kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo đúng quy định.

Trước đó, tỉnh Bình Dương cũng đã ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ tư vấn và mua giải pháp chuyển đổi số, hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…

Bên cạnh việc ban hành các kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian qua, tỉnh Bình Dương cũng có nhiều hội nghị, hội thảo với sự tham gia đóng góp ý kiến của những chuyên gia đầu ngành với những ý kiến đóng góp, kiến nghị… Điều này giúp chính quyền kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để đưa ra các chỉ đạo cụ thể.

“Trang bị” kiến thức phòng vệ thương mại cho doanh nghiệp

Theo ông Mai Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương, trong 8 tháng đầu năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, Bình Dương vẫn đạt được những thành tựu kinh tế đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,2%, kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với cung kỳ năm 2023. Các ngành hàng chủ lực như gỗ, dệt may, da giày đều có sự phục hồi mạnh mẽ.

Bình Dương: Tập trung toàn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp
Nắm bắt và hiểu rõ về phòng vệ thương mại sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế trong xuất khẩu. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp, các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được sử dụng nhiều hơn, đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có Bình Dương.

Bình Dương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với phòng vệ thương mại. Đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương cũng cho biết, Sở đã phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương triển khai một cách kịp thời, đồng bộ các hoạt động, hỗ trợ ứng phó với nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong tỉnh, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và cơ quan quản lý Nhà nước. Việc phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu của Sở đã giúp bảo vệ tốt các thị trường xuất khẩu.

Sở này cũng đã kiến nghị các đơn vị của Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp sát sao để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của tỉnh Bình Dương nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đối với các mặt hàng thế mạnh của tỉnh Bình Dương; tạo điều kiện xúc tiến thương mại ra nhiều thị trường mới để giúp đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế tại một số nước châu Á, châu Phi, châu Đại Dương…

Trong khi đó, bà Trương Thùy Linh, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại kiến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp cân nhắc các rủi ro về phòng vệ thương mại để xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý; tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế việc cạnh tranh bằng giá. Hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống sổ sách kế toán. Xây dựng chiến lược xuất khẩu đa dạng thị trường.

Tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Nghiên cứu, hiểu về các nguyên tắc, quy trình, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại. Xây dựng chiến lược kháng kiện rõ ràng, thống nhất…

Công Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Giang: Công bố điều chỉnh Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang đã ban hành văn bản, về việc công bố điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Đà Nẵng: Sẽ thay đổi giá nước sạch từ ngày 01/01/2025

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Đà Nẵng sẽ điều chỉnh tăng giá nước sạch nhằm bù đắp chi phí cho công tác vận hành và duy trì hoạt động cấp nước.

  • Quản lý vận hành hiệu quả dự án xanh: Từ thiết kế đến sử dụng năng lượng

    (Xây dựng) - Để được công nhận là công trình xanh, ngoài đáp ứng các tiêu chí bền vững về xây dựng thiết kế, vật liệu thi công, các dự án cần phải đáp ứng hiệu suất môi trường, vận hành tiết kiệm năng lượng. Việc quản lý vận hành dự án xanh cũng cần tập trung một cách toàn diện vào nhiều yếu tố từ khâu thiết kế, xây dựng hướng tới hiệu quả sử dụng tối đa nguồn năng lượng điện, nước, chất lượng không khí, các phương pháp quản lý tối ưu.

  • Hà Tĩnh: Tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng vượt 306% so với kế hoạch

    (Xây dựng) - Năm 2024, ngành Xây dựng Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, điều hành của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ bám sát các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của tỉnh, vận dụng vào từng nhiệm vụ cụ thể với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Sở và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chức nên đã đạt được những kết quả quan trọng.

  • Thị xã Việt Yên: Vươn tầm trước kỷ nguyên vươn mình

    (Xây dựng) – Xác định là điểm đến hạnh phúc của người dân và doanh nghiệp, thị xã Việt Yên đặt mục tiêu lên thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2027. Đứng trước kỷ nguyên vươn mình, thị xã Việt Yên mang sứ mệnh là địa bàn kinh tế trọng điểm không ngừng nỗ lực, phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Giang. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đại Lượng, Chủ tịch UBND thị xã Việt Yên về những mục tiêu quan trọng này.

  • Bổ sung, cập nhật Danh mục các loại hình nguồn điện, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030

    (Xây dựng) - Ngày 28/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load