Thứ năm 06/02/2025 05:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Bình Dương phát triển đô thị thông minh thế nào trong liên kết vùng?

19:26 | 26/12/2022

Hoàn thiện liên kết vùng, phát triển hạ tầng xã hội và ứng dụng công nghệ quản lý giao thông là những việc Bình Dương cần chú trọng khi từng bước hướng đến đô thị thông minh.

Bình Dương phát triển đô thị thông minh thế nào trong liên kết vùng?

“Muốn công nghiệp phát triển, đầu tiên phải có hệ thống giao thông liên kết cấp vùng, và Bình Dương đã làm được điều này. Tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn - một phần của vành đai 3 được thực hiện sớm cho thấy tầm nhìn của chính quyền trong việc thúc đẩy sự phát triển của tỉnh", TS.KTS Hoàng Ngọc Lan, giảng viên Khoa Quy hoạch, Đại học Kiến trúc TP.HCM, chỉ ra điểm sáng trong quá trình phát triển hạ tầng ở Bình Dương xuyên suốt những năm qua.

Từ một vùng nông nghiệp, chỉ 10 năm trở lại, Bình Dương bứt tốc vươn lên trở thành vùng công nghiệp quan trọng trong vùng TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung.

Song, sự phát triển nhanh về công nghiệp, nhu cầu vận chuyển hàng hóa rất lớn đã khiến nhiều tuyến đường chính qua khu công nghiệp tại Bình Dương thường xuyên quá tải. Điều này đòi hỏi tỉnh có một hoạch định chiến lược dài hạn hơn trong tương lai để hướng đến mục tiêu phát triển thành phố thông minh.

Đột phá hạ tầng

Nhiều năm qua, Bình Dương liên tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để thu hút đầu tư. Toàn tỉnh đến nay có hơn 7.800 km đường giao thông, trong đó có 3 quốc lộ là 1A, 1K và 13 dài 77 km chạy qua tỉnh.

Bình Dương là một điển hình cho sự phát triển của một vùng từ công nghiệp.

TS. KTS Hoàng Ngọc Lan

Bên cạnh đó, nhiều trục kết nối liên vùng, giữa Bình Dương và các tỉnh, thành phố cũng được triển khai như Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng, đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, nâng cấp mở rộng quốc lộ 13; triển khai vành đai 3 TP.HCM; chuẩn bị vành đai 4.

TS Hoàng Ngọc Lan nhìn nhận đây là những tuyến đường huyết mạch, giúp Bình Dương kết nối thông suốt với các tỉnh, thành trong khu kinh tế trọng điểm phía nam, miền Tây với miền Đông Nam Bộ, cảng Hiệp Phước, cảng Long An,... thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phát triển dịch vụ cảng và tính liên kết vùng.

Trong số các dự án, vành đai 3 đóng vai trò chiến lược liên kết một loạt vùng phát triển công nghiệp thuộc tiểu vùng đô thị trung tâm, bao gồm vùng công nghiệp TP.HCM, vùng công nghiệp vành đai phía đông TP Biên Hòa - Trảng Bom - Long Thành - Nhơn Trạch; vùng công nghiệp vành đai phía bắc thành phố mới Bình Dương; vùng công nghiệp vành đai phía tây bắc Củ Chi - Đức Hòa; vùng công nghiệp vành đai phía tây nam Bến Lức - Hiệp Phước và cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu.

Bình Dương phát triển đô thị thông minh thế nào trong liên kết vùng?
Đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (thuộc vành đai 3) hình thành đã rút ngắn thời gian, chi phí đi lại trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Ảnh: Quỳnh Danh.

Nếu toàn bộ tuyến này được hoàn thành thì khung giao thông cấp vùng cho việc vận chuyển hàng hoá từ các vùng công nghiệp chính của vùng TP.HCM đến cụm cảng Thị Vải - Vũng Tàu sẽ hoàn chỉnh. "Đây là cơ hội để thúc đẩy phát triển các vùng công nghiệp động lực trong vùng TP.HCM", nữ chuyên gia phân tích.

Bà Lan cho biết vành đai 3 khi hình thành sẽ liên kết với sân bay quốc tế Long Thành, là đầu mối giao thông hàng không cho các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, cần giao nhanh cho thị trường thế giới. Đây là yếu tố thúc đẩy sự chuyển đổi hoạt động công nghiệp từ cấp độ thấp sang phát triển công nghiệp ở cấp độ tiên tiến cho Bình Dương và cả vùng.

Đón đầu giai đoạn phát triển mới

Nằm trên những trục giao thông quan trọng, gần sân bay, cảng biển, Bình Dương đã gắn kết và khai thác tối đa lợi thế hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía nam; từng bước xây dựng hệ thống giao thông đường thủy gắn với hạ tầng logistics.

Bình Dương cần dự báo xu hướng đô thị hóa, phát triển thành phố thông minh.

TS. KTS Hoàng Ngọc Lan

Tuy nhiên, chuyên gia nhìn nhận đi liền với sự phát triển, tốc độ đô thị hóa của Bình Dương những năm qua tăng rất nhanh dựa trên việc hình thành hàng loạt khu công nghiệp.

TS Hoàng Ngọc Lan đánh giá mặc dù chính quyền đã có nhiều giải pháp cho vấn đề này (xây nhà ở xã hội, hệ thống trường học các cấp, hệ thống y tế...), tỉnh cần có nghiên cứu về đô thị hóa của tỉnh để dự báo xu hướng trong giai đoạn phát triển sắp tới.

"Nhất là khi các khu công nghiệp của tỉnh sẽ bắt đầu chuyển đổi tính chất, từ đô thị hóa dựa trên công nghiệp cấp thấp, thâm dụng lao động lên đô thị hóa dựa trên nền công nghiệp tiên tiến, sạch, tự động hóa, số lượng công nhân giảm và có trình độ tay nghề cao hơn để phù hợp với xu thế chung của thế giới", nữ chuyên gia nói thêm.

Bình Dương phát triển đô thị thông minh thế nào trong liên kết vùng?
Bản đồ liên kết vùng vành đai 3, vành đai 4 trong việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Đồ họa: VLI.

Để phát triển hạ tầng giao thông gắn với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, bà Lan cho rằng Bình Dương cần xác định các khu vực và các hành lang bảo vệ môi trường, hạn chế phát triển trong khu vực này để giữ gìn hệ sinh thái và nâng cao chất lượng sống của người dân địa phương.

Thứ hai, tỉnh cần định hướng xây dựng hệ thống giao thông thông minh, ứng dụng nền tảng công nghệ trong quản lý, vận hành các thiết bị của hệ thống giao thông thông minh; xây dựng các nền tảng số.

Bình Dương phát triển đô thị thông minh thế nào trong liên kết vùng?
Trục giao thông huyết mạch qua Bình Dương - quốc lộ 13 đang được mở rộng. Ảnh: Quỳnh Danh.

Điều này giúp cơ quan quản lý Nhà nước có thể kiểm soát tự động phương tiện; giám sát, điều hành giao thông thông minh và quản lý hồ sơ điện tử của phương tiện vận tải và người điều khiển phương tiện; hình thành cơ sở hạ tầng dữ liệu không gian về kết cấu hạ tầng giao thông.

Bà Hoàng Ngọc Lan cũng cho rằng Bình Dương cần hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là chú trọng hạ tầng xã hội (thương mại dịch vụ, y tế, giáo dục, văn hoá...) ở cấp đô thị, hướng tới đô thị đáng sống để giữ chân nguồn nhân lực, tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ cao phục vụ cho định hướng phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.

Năm 2022, tổng sản phẩm trong tỉnh Bình Dương (GRDP) ước tăng 8,29% (đạt kế hoạch 8-8,3%); GRDP bình quân đầu người đạt kế hoạch (169,8 triệu đồng).

Cũng trong năm qua, nhiều dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã được khởi động và gấp rút thi công như: Khu công nghiệp VSIP III, nhà ở xã hội, cầu Bạch Đằng 2, mở rộng quốc lộ 13...

Năm 2023, việc đầu phát triển hạ tầng, ưu tiên nguồn lực cho giao thông, chỉnh trang đô thị, cấp thoát nước công cộng tiếp tục được tỉnh chú trọng thực hiện. Mặt khác, Bình Dương xác định công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực. Song song đó, tỉnh vẫn đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Bình Dương phát triển đô thị thông minh thế nào trong liên kết vùng?
Khoảng cách giữa 3 thành phố của Bình Dương với TP.HCM. Đồ họa: Nhân Lê.

Trước sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, nhiều mô hình kinh doanh ra đời, cùng với đó là những thách thức đan xen cơ hội mới sau đại dịch Covid-19, tỉnh Bình Dương xác định: Không ngừng thực hiện các chiến lược đột phá kinh tế - xã hội, tiếp tục quyết liệt phát triển đề án thành phố thông minh lên tầm cao mới, đón làn sóng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Với tầm nhìn đó, tỉnh Bình Dương đang từng bước hình thành vùng đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển mới, hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong điều kiện mới.

Theo Thư Trần/Zingnews.vn

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Hà Lĩnh - từ một xã thuần nông trở thành đô thị

    (Xây dựng) – Với bề dày về lịch sử, sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân cùng với đó là phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có, sau nhiều năm nỗ lực, xã Hà Lĩnh (Hà Trung, Thanh Hóa) đã trở thành đô thị loại V.

  • Khát vọng vươn mình

    Qua một năm vượt không ít chông gai để gặt lấy hoa thơm và quả ngọt, Hà Nội bước vào mùa xuân Ất Tỵ 2025 - một mùa xuân đổi mới, tràn trề khát vọng và đón kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bằng phong thái đĩnh đạc, tự hào của một Thủ đô “nghìn năm văn hiến”, “tụ khí anh hoa”!

  • Sơn La: Lập Chương trình phát triển đô thị khu vực dự kiến thành lập thị trấn Vân Hồ

    (Xây dựng) – Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã và đang nỗ lực xây dựng phát triển đô thị khu vực hiện đại đồng đều và bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân.

  • Thành phố Bắc Ninh: Nỗ lực bứt phá, hội nhập và phát triển

    (Xây dựng) - Với những thành tựu nổi bật trong năm 2024, thành phố Bắc Ninh đang nỗ lực tiếp tục bứt phá, hội nhập và phát triển. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Hiếu về những kinh nghiệm và giải pháp đã giúp thành phố đạt được những kết quả ấn tượng và những dự định cho năm tiếp theo.

  • Bắc Ninh dồn toàn lực để đạt mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương năm 2026

    (Xây dựng) - Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2026, sớm hơn dự kiến 3 năm, Bắc Ninh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội, hạ tầng đô thị. Tầm nhìn của Bắc Ninh là xây dựng một thành phố mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, hiện đại, thông minh và bền vững.

  • Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

    Với các cơ chế đặc thù vượt trội, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025 (một số nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025) là cơ hội để Hà Nội tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi mở các nguồn lực phát triển.

Xem thêm
  • Phát triển hành lang xanh, sinh thái dọc sông Đồng Nai

    (Xây dựng) - Sông Đồng Nai dài 586km là con sông nội địa dài nhất cả nước, bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (với tên gọi sông Đa Dâng), chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi nhập với sông Nhà Bè, Lòng Tàu đổ ra biển Đông. Trong đó, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai khoảng 200km được địa phương xem là trục hàng lang phát triển kinh tế năng động, hướng tới phát triển bền vững dòng sông Đồng Nai.

    14:08 | 01/02/2025
  • Thành phố Bắc Giang: Điểm sáng xây dựng đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Thành phố (TP) Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Với sự thống nhất, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cùng phương châm hành động rõ ràng “Chủ động, rõ việc, quyết liệt và dứt điểm”, TP Bắc Giang quyết tâm duy trì tình hình kinh tế - xã hội ổn định, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

    09:00 | 01/02/2025
  • Vận hội lớn của Thủ đô

    Luật Thủ đô 2024 được nhiều chuyên gia xem như nguồn tiếp lực quan trọng cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới. Thách thức lớn đan xen cùng những cơ hội lớn dành cho Hà Nội triển khai thực hiện Luật trong thực tiễn.

    09:02 | 30/01/2025
  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

    09:00 | 30/01/2025
  • Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Nhiều hy vọng khởi sắc trong năm mới

    (Xây dựng) – Một mùa Xuân mới đã về, không khí Xuân rạo rực tràn ngập khắp các tuyến đường, khu phố. Trong hơi ấm của mùa Xuân, đô thị văn minh, hiện đại của thành phố Vĩnh Yên bừng lên sức sống mới với những tuyến đường rực rỡ cờ hoa.

    19:28 | 29/01/2025
  • Tạo lập không gian phát triển mới cho Thủ đô

    Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả ấn tượng của Thủ đô. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, nhiều nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá được triển khai nhằm xây dựng cơ chế, chính sách, tạo lập không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội.

    09:03 | 29/01/2025
  • Ước vọng năm mới Ất Tỵ trên mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến

    Cùng với Luật Thủ đô (sửa đổi) và việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm không gian và động lực để phát triển bứt phá.

    07:56 | 29/01/2025
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định 14/QĐ-BCĐNQ136 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban Chỉ đạo này.

    07:50 | 28/01/2025
  • Định vị tầm cao Thủ đô trong kỷ nguyên mới

    “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã trở thành lời hiệu triệu đánh thức lòng tự hào của mỗi người Việt Nam, là mệnh lệnh cho toàn hệ thống chính trị vào cuộc để đưa đất nước sánh vai các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

    07:46 | 28/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load