Thứ bảy 27/07/2024 19:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bình Dương: 6 nhóm chính sách về nhà ở xã hội cần được giải quyết

17:27 | 27/09/2023

(Xây dựng) - Tỉnh Bình Dương hiện có hơn 602.000 phòng cho thuê tại 183.000 khu nhà trọ do các hộ gia đình cá nhân đầu tư, đáp ứng cho khoảng 544.000 người; dự báo năm 2026 - 2030 nhu cầu này tăng lên gấp đôi, số người lao động có nhu cầu nhà ở vào năm 2030 là khoảng 130.000 người, tỉnh này đang nỗ lực tập trung giải quyết các vấn đề về nhà ở xã hội.

Bình Dương: 6 nhóm chính sách về nhà ở xã hội cần được giải quyết
Nhà ở xã hội là nhu cầu bức thiết của người lao động.

Theo số liệu của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh Bình Dương có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại các cụm, khu công nghiệp có đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động với tổng diện tích sàn là 270.000m2, đáp ứng cho khoảng 47.000 người. Dự báo đến năm 2025, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài cụm, khu công nghiệp, cán bộ công chức, lực lượng vũ trang có nhu cầu nhà ở xã hội khoảng 43.000 người, tương đương gần 43.000 hộ, diện tích khoảng 2 triệu m2 sàn xây dựng. Từ năm 2026 - 2030 nhu cầu này tăng lên gấp đôi, như vậy tổng số người lao động có nhu cầu nhà ở xã hội đến năm 2030 là khoảng 130.000 người.

Tại hội thảo khoa học góp ý “Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn giai đoạn 2021-2030”, dự báo tổng số đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội đến năm 2030 khoảng 130.000 người. Tuy nhiên, việc đầu tư nhà ở xã hội hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho chủ đầu tư tham gia phát triển chú trọng nhiều vào giảm giá thành nhà ở xã hội. Trong khi đó, lợi nhuận của chủ đầu tư bị khống chế ở định mức khá thấp, nên không hấp dẫn.

Các chuyên gia cũng chỉ ra: Để phát triển nhà ở xã hội trong thời gian tới cần sớm hoàn thiện Luật Nhà ở (sửa đổi) và ban hành các văn bản liên quan đến pháp luật về đầu tư, đặc biệt là đất đai, quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị, nhà ở, xây dựng, nhà ở xã hội. Đồng thời tìm nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu để tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc, chưa phù họp với thực tiễn. Đồng thời, 6 nhóm chính sách lớn cũng cần được tập trung giải quyết, bao gồm: Chính sách về đất đai để xây dựng nhà ở xã hội; chính sách về lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; chính sách về quyền và ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; chính sách về xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội; chính sách về đối tượng và điều kiện thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội; chính sách phát triển nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp.

Theo ông Nguyễn Hoàng Thao - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, Hội thảo “Đề án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030”, nhằm lấy ý kiến phản biện, góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học, người lao động, chủ đầu tư nhà ở xã hội, các doanh nghiệp có nhu cầu mua, thuê nhà ở xã hội… Trên cơ sở đó tiếp thu, hoàn thiện và tổ chức thực hiện đề án đạt hiệu quả cao trong thực tế. Dự kiến, từ năm 2021 - 2030, Bình Dương sẽ đầu tư khoảng 173.000 căn, diện tích sàn trên 10 triệu m2; tổng diện tích đất là 612ha, đáp ứng cho hơn 678.000 dân số. Tổng mức đầu tư khoảng 92.660 tỉ đồng, cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao.

Yphong

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load