Thứ bảy 27/07/2024 06:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu

08:14 | 21/03/2024

(Xây dựng) – Chùa Ông Nhiêu là một công trình kiến trúc độc đáo gần 200 năm tuổi, gắn liền với sự hình thành và phát triển của phố thị Quy Nhơn. Chùa sẽ được tôn tạo, sửa chữa để phục vụ công tác khai thác giá trị văn hóa lịch sử và công năng di tích phục vụ phát triển du lịch.

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu
Chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh) tại số 253 đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn.

Trên cơ sở đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao và UBND thành phố Quy Nhơn về việc cải tạo, sửa chữa chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương cải tạo, sửa chữa di tích chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh).

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng ý giao UBND thành phố Quy Nhơn thực hiện điều chỉnh, bổ sung thiết kế tổng mặt bằng quy hoạch tu bổ di tích chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh). Sau khi quy hoạch thiết kế tổng mặt bằng điều chỉnh, bổ sung được cấp thẩm quyền chấp thuận, UBND thành phố Quy Nhơn phối hợp với các ngành liên quan và đơn vị tư vấn khẩn trương lập, hoàn thiện thủ tục hồ sơ, công khai nội dung dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Ông Nhiêu (đền Quan Thánh) để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, các nhà khoa học và triển khai các bước theo quy định.

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu
Chùa Ông Nhiêu là một công trình kiến trúc độc đáo gần 200 năm tuổi.

Chùa Ông Nhiêu (hay còn có tên gọi là đền Quan Thánh) tại địa chỉ số 253 đường Bạch Đằng, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn được tạo lập từ năm 1837 trở về trước (theo bia công đức còn lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, với sự đóng góp xây dựng của cộng đồng người Việt là chủ yếu chiếm trên 90% kinh phí, còn lại là cộng đồng người Hoa).

Khi tạo lập ban đầu có tên là “Miếu Quan Thánh Đế Quân”, vì vậy chùa còn có tên gọi là đền Quan Thánh hay miếu Quan Thánh. Tương truyền Ông Nhiêu là người đầu tiên đứng ra kêu gọi, vận động tạo lập chùa và trông coi chùa, nên sau khi chùa được hình hành, người dân lấy tên ông đặt tên cho ngôi chùa là chùa Ông Nhiêu.

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo gần 200 năm tuổi, gắn liền với sự hình thành và phát triển của phố thị Quy Nhơn và gắn liền với tín ngưỡng, văn hóa dân gian, thể hiện ước vọng của người dân với những điều tốt đẹp, có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch văn hóa, tâm linh theo định hướng của tỉnh Bình Định, qua đó hình thành điểm đến cho du khách muốn tìm hiểu văn hóa dân gian, tín ngưỡng, kiến trúc đô thị cổ Quy Nhơn. Bên cạnh giá trị văn hóa, tín ngưỡng, chùa Ông Nhiêu còn có giá trị nghiên cứu về mặt lịch sử đối với sự hình thành và phát triển của đô thị Quy Nhơn.

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu
Trải qua lịch sử, khuôn viên chùa bị thu hẹp và mất các công trình phụ trợ.

Trong lịch sử, chùa có ít nhất 4 lần tu sửa (khoảng năm 1847, 1960, 2008 - 2011, 2016 - 2019). Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, hiện tại di tích chùa Ông Nhiêu có một số hạng mục hư hỏng xuống cấp, bởi vậy nhu cầu tu bổ, tôn tạo chùa Ông Nhiêu để phát huy giá trị văn hóa lịch sử và phát triển du lịch là cần thiết.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn Nguyễn Phương Nam chia sẻ: Theo hồ sơ di tích và khảo cứu của các nhà nghiên cứu, khuôn viên chùa Ông Nhiêu khi tạo lập ban đầu có diện tích rất lớn tiếp giáp với 4 tuyến đường Bạch Đằng, Trần Cao Vân, Lê Lợi, Duy Tân, với công trình chính là nhà cổng và chánh điện, cùng với các công trình phụ trợ khác. Trải qua quá trình lịch sử, khuôn viên chùa bị thu hẹp và mất các công trình phụ trợ (chỉ còn công trình gốc là nhà cổng và chánh điện còn tồn tại đến ngày nay). Do đó, việc thực hiện phát huy giá trị văn hóa lịch sử di tích và khai thác phục vụ phát triển du lịch gặp một số khó khăn do thiếu các công trình phụ trợ phục vụ du khách đến quan tham, chiêm bái.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn Nguyễn Phương Nam cho biết: Chùa Ông Nhiêu tu bổ, cải tạo theo nguyên tắc: Đối với di tích gốc (nhà cổng, chánh điện), không tác động ảnh hưởng nhiều, chỉ thực hiện sửa chữa nhỏ và tu bổ theo nguyên trạng phần ngói bị bể thấm dột và phủ lại lớp sơn trong và ngoài nhà chùa chính thấm ố mất mỹ quan. Điều chỉnh, bổ sung một số công trình phụ trợ bên ngoài di tích gốc (không ảnh hưởng đến di tích gốc) để phục vụ công tác khai thác giá trị văn hóa lịch sử và công năng di tích phục vụ phát triển du lịch.

Bình Định: Phát huy giá trị văn hóa lịch sử và du lịch di tích chùa Ông Nhiêu
Tôn tạo, sửa chữa chùa Ông Nhiêu để khai thác giá trị văn hóa lịch sử và công năng di tích phục vụ phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Phương Nam thông tin: Chùa sẽ được tu bổ, tôn tạo xây dựng lại cổng chính là cổng tam quan (điều chỉnh vị trí đúng trục thần đạo), dịch chuyển trạm điện trước chùa sang vị trí mới (vị trí hiện nay nằm gần giữa chùa sau khi tỉnh quy hoạch mở rộng chùa). Xây dựng mới bia di tích, lầu chuông, lầu trống, điện vọng, nhà sắp lễ kết hợp thủ nhang và điểm cho khách nghỉ chân chờ vào cúng viếng, khu bếp phục vụ đồ cúng của chùa (không phục vụ nấu ăn hàng ngày), nhà cộng đồng - thụ trai. Lát lại đá một số vị trí đá lát sân hiện trạng bị hư hỏng, xuống cấp. Trồng thêm một số cây xanh, cảnh quan để tạo không gian sân vườn để đảm bảo mỹ quan tổng thể.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Ngày 24/7, tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1962 – 1975).

  • Bắc Ninh đề xuất phê duyệt đồ án quy hoạch bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể, trong đó có nội dung cập nhật quy hoạch khu dân cư phía trước cửa chùa thành đất du lịch theo Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045.

  • Linh thiêng Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một sự kiện lịch sử tiêu biểu có giá trị to lớn. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sỹ... cùng với sự nhất trí của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tỉnh Điện Biên đã tiến hành xây dựng Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

  • Thừa Thiên - Huế: Hơn 47 tỷ đồng đầu tư tu bổ di tích Hưng Miếu

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VIII đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo quản, tu bổ di tích Hưng Miếu - nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng.

  • Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2024 thành công rực rỡ

    (Xây dựng) – Ngày 18/7, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), các ngày lễ trọng đại của đất nước và của ngành Xây dựng năm 2024.

  • Xếp hạng 3 Di tích quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.

Xem thêm
  • Tác phẩm “Công trình đại thế kỷ” về Sân bay Long Thành đạt giải Nhất Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai cho biết đã tổ chức chấm công khai ảnh của các tác giả tham gia Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Đồng Nai năm 2024.

    22:29 | 18/07/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc nhà mái bổi ở huyện ven biển Kim Sơn

    (Xây dựng) – Ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), một số gia đình vẫn còn lưu giữ được những ngôi nhà mái bổi với lối kiến trúc độc đáo, được làm từ cây cói đặc trưng của vùng ven biển. Những ngôi nhà này tuy mộc mạc, giản dị những rất gần gũi và mang đậm nét văn hóa riêng của đất và người Kim Sơn.

    15:56 | 17/07/2024
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Cẩm Phả

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức phiên họp thông tin báo chí thường kỳ có hai nội dung chính gồm: Các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); và phối hợp tổ chức vòng thi Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại thành phố Cẩm Phả.

    10:19 | 17/07/2024
  • Gần 48 tỷ đồng đầu tư, xây dựng công viên võ Bình Định

    (Xây dựng) – Lãnh đạo thành phố Quy Nhơn vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương về việc thực hiện đề án cải tạo Công viên Thiếu nhi tỉnh mở rộng thành Công viên võ Bình Định.

    09:56 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ” xác lập kỷ lục Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội, sáng 14/7, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ" với sự tham gia của 7.000 người. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2024 – 2029. Hoạt động đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.

    16:11 | 15/07/2024
  • Bình Định: Khai mạc Lễ hội đường phố mang đặc trưng miền biển

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ các sự kiện Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024, Lễ hội đường phố đã chính thức được khai mạc vào chiều ngày 14/7 với chủ đề “Bình Định chào hè”.

    15:25 | 15/07/2024
  • Lễ hội Xe Fun Wheels Festival Hạ Long 2024

    (Xây dựng) - Lễ hội do UBND thành phố Hạ Long, Công ty Cổ phần OTV Truyền thông và Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam tổ chức. Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần (13 và 14/7), lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Đây là lễ hội xe lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và sẽ diễn ra thường niên tại thành phố di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới.

    20:43 | 14/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    (Xây dựng) - Tối 13/7, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ” khai mạc tại Quảng trường 2 tháng 4, thành phố Nha Trang. Hoạt động chính của lễ hội là chương trình trình diễn thi đấu ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) với sự góp mặt của 4 đội đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc và UAE.

    15:50 | 14/07/2024
  • Lễ hội văn hóa - ẩm thực gọi mời du khách về với biển Quảng Trị

    (Xây dựng) - Ngày 12/7, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa - ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng - Taste of Sunland". Đây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Vì hòa bình Quảng Trị năm 2024.

    13:09 | 13/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 11/7, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 với chủ đề “Bình Định - Khát vọng biển”. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

    21:26 | 12/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load