Chủ nhật 08/12/2024 17:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Khơi dậy sức sống cho di sản

20:09 | 19/11/2024

Số lượng di tích đồ sộ, di sản phi vật thể phong phú đang được coi là nguồn lực lớn cho công nghiệp văn hóa, cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều địa phương từng bước tích cực khai thác nguồn lực này, dù rằng, hiệu quả có trong thực tế có thể chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa hẳn được như kỳ vọng.

Kết nối quá khứ và hiện tại

Những ngày này, Thủ đô rộn ràng cho Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 với sự nhập cuộc tích cực của hơn 500 nghệ sĩ, nhà thiết kế, người làm sáng tạo trên nhiều lĩnh vực, từ thiết kế, biểu diễn đến điện ảnh…

Khơi dậy sức sống cho di sản
Di sản kiến trúc đang được nhiều địa phương khai thác phục vụ du lịch.

Với hàng trăm hoạt động, Lễ hội được cho là góp phần thổi bùng năng lượng sáng tạo trong cộng đồng, chắp cánh cho những ý tưởng mới mẻ và đột phá của lực lượng sáng tạo, đặc biệt là lực lượng sáng tạo trẻ. Nhiều di sản tưởng chừng “ngủ quên”, trong đó có những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi, những công trình gắn với lịch sử của Thủ đô Hà Nội nói riêng, của đất nước nói chung đã được sống lại, hoặc khai thác tốt hơn nữa thông qua các hoạt động của lễ hội năm nay: Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ phủ); Nhà hát Lớn Hà Nội, Cung thiếu nhi Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ; Viện Đại học Đông Dương) cùng rất nhiều di tích đặc biệt khác trên phố cổ Hà Nội…

Được biết, những di tích nói trên mới chỉ là một phần rất nhỏ trong khối di sản văn hóa của mảnh đất Thủ đô nghìn năm văn hiến. Lâu nay, Hà Nội vẫn thường được nhắc đến là "Thành phố di sản". Số liệu thống kê cho thấy, hiện nay, trên địa bàn thành phố này có 5.922 di tích lịch sử, văn hóa trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới, 21 di tích và cụm di tích quốc gia đặc biệt; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Hà Nội cũng là địa phương có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước với trên 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu, có khoảng 70 không gian sáng tạo và 1.095 lễ hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang bản sắc văn hóa vùng đồng bằng sông Hồng, gắn liền với những câu chuyện lịch sử trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây được coi là nguồn lực lớn cho phát triển công nghiệp văn hóa, cho phát triển kinh tế của Thủ đô.

Khơi dậy sức sống cho di sản
Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội rực rỡ với Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2024.

Tương tự, tại Ninh Bình - vùng đất cổ của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, hiện còn lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể giá trị được quan tâm đầu tư bảo tồn phát huy giá trị. Theo UBND tỉnh Ninh Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.821 di tích, trong đó có 405 di tích được xếp hạng, gồm 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Quần thể danh thắng Tràng An), 3 di tích quốc gia đặc biệt, 81 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 324 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 393 di sản văn hóa phi vật thể.

Phát huy giá trị di sản, trong giai đoạn tới, tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản và không gian kiến trúc văn hóa cùng truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất cố đô Hoa Lư làm cơ sở nền tảng phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp điện ảnh, xây dựng phim trường. Phát triển du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí của tỉnh góp phần hiện thực hóa mục tiêu của tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình Nguyễn Mạnh Cường cho biết, Ninh Bình đã xác định di sản văn hóa là tiềm năng và thế mạnh. Thời gian qua, địa phương luôn quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế, du lịch, đặc biệt là hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh. Nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã và đang được đầu tư, trùng tu, nâng cấp, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và phục vụ du khách tham quan, nghiên cứu. Đã có hàng nghìn lượt di tích được trùng tu tôn tạo; nhiều di tích đã phát huy tốt giá trị, góp phần giáo dục truyền thống, niềm tự hào dân tộc; nhiều di tích, danh thắng đã trở thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế...

Làm sống lại di sản để phát triển công nghiệp văn hóa

Thực tế, việc khai thác di sản như là nguồn lực nội sinh, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo của nhiều địa phương trên cả nước.

Khơi dậy sức sống cho di sản
Khai thác di sản thiên nhiên phục vụ du lịch được đẩy mạnh tại Hà Nam.

Trao đổi tại hội thảo "Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, du lịch" mới đây, tiến sĩ Trần Quốc Tuấn, Phó viện trưởng Viện Bảo tồn di tích cho biết, thống kê đến giữa năm 2024, Việt Nam có 8 di sản được công nhận di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 133 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 3.628 di tích xếp hạng cấp quốc gia và khoảng 11.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai hiệu quả nhiều chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về lĩnh vực này.

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy, góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Thông qua bảo tồn, tôn tạo, các di tích lịch sử - văn hóa, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và du khách về bản sắc, giá trị di sản văn hóa; thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, phát triển các sản phẩm văn hoá, kinh tế, dịch vụ du lịch, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân được đẩy mạnh.

Đồng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cũng nhận định: Trải qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển đất nước, các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam đã sáng tạo và lưu truyền lại một kho tàng di sản văn hóa vô cùng đồ sộ, phong phú và đa dạng, trong đó có hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa có giá trị, thuộc các thời kỳ lịch sử khác nhau. Các di tích lịch sử - văn hóa đã và đang được Nhà nước, cộng đồng nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp của các địa phương tham gia hỗ trợ, đầu tư, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị trong đời sống đương đại.

Khơi dậy sức sống cho di sản
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương cũng cho rằng, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa còn bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập như: việc trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích có lúc, có nơi chưa bảo đảm các quy định của pháp luật; chất lượng nhân lực quản lý, thực hiện bảo tồn, tu bổ di tích còn hạn chế. Vai trò của các bên tham gia bảo tồn, tôn tạo di tích, khai thác phát triển kinh tế, du lịch, đặc biệt là vai trò của cộng đồng chưa có sự phân cấp, xác định trách nhiệm, phân chia lợi ích rõ ràng.

Kết quả huy động các nguồn lực xã hội hóa để tu bổ tôn tạo di tích chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của các di sản văn hóa. Sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực và địa phương trong chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa gắn với công tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa - du lịch, đóng góp vào sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo còn hạn chế, bất cập.

Khơi dậy sức sống cho di sản
Tiến sĩ - kiến trúc sư Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Khẳng định di sản văn hóa, bao gồm cả hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đồ sộ trên cả nước và hàng vạn lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống trên cả nước là nguồn lực lớn cho phát triển công nghiệp văn hóa, kinh tế sáng tạo, TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay, nhiều nước trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đóng góp lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, thậm chí di sản đang là “cơn sốt” tại nhiều quốc gia. Chúng ta nỗ lực đánh thức di sản, di sản gần gũi với cộng đồng, đi vào đời sống, từ đấy làm cho di sản sống lại, đồng hành cùng sự phát triển của địa phương và đất nước trong nền kinh tế bền vững, tuần hoàn. Thế giới đang hướng tới sự tái tạo và phát triển xanh. Vì vậy, việc chúng ta hướng tới phục hồi di sản, đưa vào đời sống một cách sống động, tuần hoàn trong đời sống đang phát triển hôm nay là “cách làm rất xanh”.

Làm được điều này, chúng ta sẽ còn cần nhiều hơn nữa những sự kiện như là Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, qua đó kết nối quá khứ và hiện tại, khơi dậy tinh thần sáng tạo trong mỗi người, đánh thức những cảm xúc mới, khát vọng, mong muốn sáng tạo. Từ những sự kiện như thế, những sáng tạo có thể là nhỏ bé ban đầu có thêm cơ hội phát triển tiếp thành những sáng tạo lớn hơn, mới mẻ, rất thú vị, rất độc đáo, đồng thời biến thành những sản phẩm hấp dẫn người dân và du khách.

TS.KTS Phan Đăng Sơn cũng gợi ý, để “làm sống lại” những di sản quý của dân tộc, của đất nước, chúng ta phải có những chương trình hấp dẫn và phải có sự kết nối để làm sao huy động được sự tham gia của cộng đồng dân cư. Từ đó, người dân, du khách đến với di sản không chỉ một lần mà nhiều lần.

Theo Minh Hà/cand.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Gia Lai xây dựng cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe hướng đến bảo tồn văn hóa dân tộc

    (Xây dựng) - Tỉnh Gia Lai đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm phát triển của khu vực Bắc Tây Nguyên, với tầm nhìn trở thành "Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe". Đây là một chiến lược dài hạn kết hợp giữa phát triển kinh tế xanh, bảo tồn thiên nhiên và duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương.

    21:56 | 30/11/2024
  • Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

    Ngôi nhà trăm mái do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế trước đây là nơi làm việc của Sở Tài chính Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý sử dụng làm trụ sở Bộ Ngoại giao.

    09:26 | 30/11/2024
  • Ninh Bình: Triển khai kế hoạch xây dựng Đề án tu bổ, chống xuống cấp di tích lịch sử

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch 213/KH-UBND ngày 25/11/2024 về nghiên cứu khả thi xây dựng Đề án tu bổ, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025 – 2030.

    21:22 | 29/11/2024
  • Bảo tồn những tiềm năng vốn có và các giá trị bản địa khu vực Làng đá cổ

    (Xây dựng) – Tại Lễ trao giải thưởng Loa Thành lần thứ 36 năm nay, sinh viên Phan Thị Thu Trúc, trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai sinh viên có đồ án tốt nghiệp xuất sắc giành được giải Nhất. Dưới sự hướng dẫn của TS.KTS Phạm Thị Ái Thủy, Trúc đã mang đến một thiết kế kiến trúc rất đặc biệt tại khu vực Làng đá cổ Bản Gun – Khuổi Ky tại tỉnh Cao Bằng.

    15:07 | 29/11/2024
  • Phê duyệt Quy hoạch trung tâm bán đảo Quảng An, Hà Nội sẽ có nhà hát tầm cỡ thế giới cạnh hồ Tây

    (Xây dựng) - Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 vừa được UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt ngày 26/11, Nhà hát Opera Hà Nội do kiến trúc sư số 1 thế giới Renzo Piano thiết kế, được xem là một dự án trọng điểm góp phần nâng tầm vị thế thủ đô.

    14:25 | 29/11/2024
  • Hà Nội: Xếp hạng 7 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

    (Xây dựng) – Ngày 28/11, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Quyết định số 6162/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    09:44 | 29/11/2024
  • Về Long An hòa mình trong “Khát vọng sông Vàm”

    (Xây dựng) - Tối 28/11, Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024 chủ đề “Khát vọng sông Vàm” sẽ chính thức khai mạc. Tuần lễ bao gồm chuỗi hoạt động phong phú, hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị…

    22:18 | 28/11/2024
  • Tu Mơ Rông (Kon Tum): Bảo tồn và phát huy văn hóa độc đáo của người Xơ Đăng qua Hội thi Cồng chiêng, Xoang Xơ Đăng

    (Xây dựng) - Ngày 28/11, tại Quảng trường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức khai mạc Hội thi Cồng chiêng, Xoang của đồng bào dân tộc Xơ Đăng lần thứ II. Sự kiện kéo dài 2 ngày, từ ngày 28-29/11, là một trong năm hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum lần thứ II, đồng thời kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Tu Mơ Rông.

    22:11 | 28/11/2024
  • Bến Vũng Rô – Biểu tượng của ý chí và khát vọng đấu tranh của dân tộc Việt Nam

    (Xây dựng) - Vũng Rô - một địa danh lịch sử, gắn liền với con đường vận tải chiến lược “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, cùng với “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh” đã trở thành biểu tượng vinh quang của cả dân tộc Việt Nam, là hiện thân của ý chí và khát vọng đấu tranh chống giặc ngoại xâm thống nhất đất nước của dân tộc ta.

    21:59 | 28/11/2024
  • Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

    (Xây dựng) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, diễn ra từ ngày 27-30/11 tại thành phố Hà Tĩnh.

    11:13 | 28/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load