Thứ bảy 07/12/2024 07:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bình Định: Đề xuất mô hình cụm liên kết sản xuất các nguyên phụ liệu quan trọng ngành may mặc

07:45 | 11/11/2024

(Xây dựng) - Mục tiêu tỉnh Bình Định với phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) hài hòa, bền vững giữa các ngành công nghiệp, lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm với các ưu tiên đột phá. Thời gian qua, tỉnh đã đầu tư hạ tầng giao thông, khu cụm công nghiệp để thu hút doanh nghiệp CNHT. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mục tiêu này địa phương đề xuất các cơ chế hỗ trợ.

Bình Định: Đề xuất mô hình cụm liên kết sản xuất các nguyên phụ liệu quan trọng ngành may mặc
Bình Định mục tiêu phát triển hạ tầng để phát triển công nghiệp. (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, hạ tầng kỹ thuật của Bình Định liên tục đầu tư cải thiện, nhất là giao thông như: QL1A, QL19, Cảng Quy Nhơn, Cảng hàng không Phù Cát… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sản phẩm sang các nước.

Tỉnh đang có 10 doanh nghiệp triển khai 10 dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với tổng vốn đăng ký đầu tư 57.444 tỷ đồng, tổng diện tích xây dựng nhà máy 478 ha.

Bình Định hiện có 21 doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với tổng vốn đăng ký đầu tư 4.411 tỷ đồng, tổng diện tích xây dựng nhà máy 55 ha. Lũy kế 9 tháng năm 2024, Bình Định có đến 41 dự án sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 4.342 tỷ đồng.

Một số doanh nghiệp lớn có thể kể đến như: Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nhơn Hội - Bình Định sản xuất thép phục vụ ngành cơ khí chế tạo với tổng vốn đầu tư 3.600 tỷ đồng, công suất 430.000 tấn/năm, diện tích nhà máy 21,8 ha; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Xây dựng Thiên Phát sản xuất ván ghép thanh phục vụ ngành chế biến gỗ nội, ngoại thất với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng, công suất 25.000 m3/năm, diện tích nhà máy 10,5 ha.

Theo ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Định, thời gian qua, địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Các dự án sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động, ngoài việc thúc đẩy tăng chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn còn tạo động lực để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của các ngành liên quan. Bên cạnh đó, đây cũng là tiền đề để thu hút các doanh nghiệp đối tác trong chuỗi cung ứng đến và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Bình Định, góp phần phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh.

Thời gian tới, một số dự án về công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh sẽ đi vào hoạt động. Trong đó có Nhà máy sản xuất và chế biến gỗ của Công ty CP Tekcom Central sản xuất ván ép các loại phục vụ ngành chế biến gỗ nội, ngoại thất (dự kiến hoạt động quý I/2026); Nhà máy sản xuất và chế biến ván gỗ MDF của Công ty Du lịch Thương mại Quy Nhơn sản xuất ván MDF phục vụ ngành chế biến gỗ nội thất (dự kiến hoạt động quý III/2025); Nhà máy sản xuất gia công bộ phận phụ tùng ô tô, phụ tùng động cơ, phụ tùng phanh, phụ tùng máy móc hạng nặng phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô (dự kiến hoạt động quý III/2026)…

Mặc dù vậy, số lượng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn còn khiêm tốn so với số lượng và nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Thực tế địa phương chỉ có 3 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đúc (linh kiện và phụ tùng máy động lực, máy nông nghiệp, đóng tàu), trong khi đó lại có đến 23 doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị. Hay có 209 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn nhưng chỉ có 3 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thép chế tạo.

Đối với ngành gỗ - ngành chủ lực của Bình Định, trên địa bàn có đến 203 doanh nghiệp chế biến gỗ nội, ngoại thất nhưng chỉ có 13 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến gỗ.

Cả tỉnh chỉ có duy nhất một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bột cá, trong khi đó lại có đến 17 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi... "Do đó, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.

Bởi vậy, đa phần các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh phải thu mua nguyên, vật liệu từ các địa phương khác trong nước, thậm chí nhập khẩu".

Ngoài ra, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Bình Định chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, các doanh nghiệp không có đủ nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, mua sắm máy móc thiết bị, chế tạo thử nghiệm sản phẩm. Việc cung cấp các dịch vụ kiểm định, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có đầu mối hỗ trợ.

Đại diện Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thanh Quý (tại thị xã Hoài Nhơn) cho hay, doanh nghiệp đang sản xuất ván ghép phục vụ ngành chế biến gỗ chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa. Khi các đối tác gặp khó trong xuất khẩu thì bản thân doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng, khi đơn hàng ít, sản xuất giảm.

Để tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bình Định đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ tỉnh này trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Đồng thời, Bình Định mong muốn tham gia Đề án thí điểm đầu tư các cụm công nghiệp tập trung theo mô hình cụm liên kết ngành sản xuất các nguyên phụ liệu quan trọng ngành may mặc. Được biết, hiện, địa phương có tổng công suất 150 triệu sản phẩm may mặc/năm, với 35 nghìn lao động đang làm việc trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương cũng đề nghị được tham gia Chương trình phát triển cơ khí trọng điểm Quốc gia, định hướng thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất chế tạo máy cơ khí và phụ tùng; đồng thời, tham gia chuỗi sản phẩm phát triển ngành công nghiệp cơ khí…

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Khánh Hòa: Cận cảnh gói thầu trên 71 tỷ đồng, giá trúng thầu tiết kiệm ngân sách 583 nghìn đồng

    (Xây dựng) – Cuối năm 2023, Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Khánh Anh đã tham gia đấu thầu và trúng gói thầu làm đê kè chống xói lở ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa có giá trị trên 71 tỷ đồng, giá trúng thầu tiết kiệm ngân sách Nhà nước 583 nghìn đồng.

    14:59 | 06/12/2024
  • Quảng Nam: Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến 8.311 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Nam dự kiến tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến 8.311,947 tỷ đồng, bằng 120% so với kế hoạch đầu năm 2024. Tỉnh cũng đặt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt 95% kế hoạch Thủ tướng giao, để thực hiện được địa phương cho hay sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

    14:55 | 06/12/2024
  • Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Năm 2024, Quảng Ngãi thực hiện đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội so với kế hoạch đề ra trong bối cảnh diễn biến trong tỉnh, trong nước, trong khu vực và trên thế giới có nhiều khó khăn, bất lợi và biến động khó lường.

    14:46 | 06/12/2024
  • Cả nước thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng qua

    Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế 11 tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2023.

    14:43 | 06/12/2024
  • Quảng Nam: Công ty TNHH An Phú AGRI được chấp thuận chủ trương đầu tư mỏ đất sét 5,64ha

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 2912 chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Công ty TNHH An Phú AGRI tại dự án khai thác đất sét và đá sét bột kết bán phong hóa làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm mỏ NG-BS11, thôn Thạnh Mỹ 3, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang.

    12:23 | 06/12/2024
  • Nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025

    (Xây dựng) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 160/2024/QH15 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.

    12:18 | 06/12/2024
  • Khánh thành Nhà máy công nghệ cao sản xuất tre và gỗ biến tính Bamboo King Vina

    (Xây dựng) – Ngày 5/12, tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá, Công ty CP Bamboo King Vina tổ chức lễ khánh thành Nhà máy công nghệ cao sản xuất tre và gỗ biến tính sau gần 3 năm xây dựng. Nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ tạo thêm cho tỉnh Thanh Hoá, cho ngành Nông nghiệp, Công nghiệp các sản phẩm mới, góp phần hiện thực hóa chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

    12:08 | 06/12/2024
  • Hà Tĩnh: Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy sản xuất ôtô điện Vingroup

    (Xây dựng) - Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định số 255/QĐ-KKT ngày 4/12/2024 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ôtô điện do Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng VINES Hà Tĩnh (thuộc Tập đoàn Vingroup) thực hiện.

    10:22 | 06/12/2024
  • Phấn đấu GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.900 USD

    Đây là 1 trong 15 chỉ tiêu chủ yếu được đưa ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại Nghị quyết số 158/2024/QH15 của Quốc hội.

    09:52 | 06/12/2024
  • Quảng Ngãi quan tâm, gỡ khó cho dự án Nhà máy bột giấy lớn nhất nước

    (Xây dựng) – Đã triển khai đạt 85% khối lượng, nhưng dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 có tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng – lớn nhất nước tại Khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) đang gặp khó trong việc thi công đường ống xả thải do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã đi kiểm tra hiện trường, nắm bắt tình hình triển khai dự án và yêu cầu các sở, ngành và địa phương khẩn trương đưa ra giải pháp hỗ trợ.

    08:09 | 06/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load