Thứ năm 10/10/2024 21:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Bến Tre nỗ lực đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn vươn lên thoát nghèo

15:29 | 19/09/2024

(Xây dựng) - Trong hành trình xây dựng, phát triển nông thôn, tỉnh Bến Tre đã nỗ lực không ngừng để cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại các xã khó khăn ở vùng bãi ngang, ven biển. Các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Bến Tre luôn quan tâm đặc biệt đến công tác giảm nghèo, nhờ vào những kế hoạch, chương trình và dự án được triển khai một cách hiệu quả. Những nỗ lực này góp phần nâng dần mức sống, tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Bến Tre nỗ lực đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn vươn lên thoát nghèo
Đoàn giám sát của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo khảo sát tuyến đường ĐC.11 (ấp An Hội B, xã An Thuận, huyện Thạnh Phú).

Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn

Trong bối cảnh nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội tại Bến Tre, việc cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Đoàn giám sát của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo vừa thực hiện khảo sát công trình Đường ĐA.04 tại ấp An Huề, xã An Quy, huyện Thạnh Phú mới thấy rõ hơn về ý nghĩa của việc đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trong công cuộc giảm nghèo.

Ấp An Huề, với trên 2.000 hộ dân sinh sống, trong đó có 38 hộ nghèo và 49 hộ cận nghèo, thực sự đã trải qua những năm tháng khó khăn. Trước đây, đường giao thông ở đây vẫn chủ yếu là đường đất, mùa mưa thì ngập lầy, mùa nắng lại bụi mù mịt, khiến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa trở nên vô cùng khó khăn. Những con đường nhỏ hẹp chỉ đủ cho một chiếc xe di chuyển, khiến liên lạc và giao thương bị gián đoạn.

Tuy nhiên, khi các nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 được đầu tư vào nhiều tuyến đường giao thông nông thôn tại đây, tình hình đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt, trong năm 2024, xã An Quy tiếp tục được đầu tư hai tuyến giao thông, trong đó bao gồm công trình Đường ĐA.04 với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng.

Ông Phạm Hồng Lạc, Phó Chủ tịch UBND xã An Quy cho biết: Dù còn nhiều khó khăn, nhưng khi có chủ trương xây dựng tuyến đường ĐA.04, người dân đã tích cực đóng góp vốn để đối ứng xây dựng công trình. Tổng kinh phí đối ứng trong dân đạt gần 190 triệu đồng. Nhiều hộ dân trên tuyến đường đã hiến đất, hoa màu, với mong muốn tuyến đường sớm hoàn thành, tạo điều kiện đi lại, giao thương hàng hóa thuận tiện hơn.

Điều này thể hiện sự quyết tâm của chính quyền và là tinh thần đoàn kết, phối hợp của từng người dân. Bà Trần Thị Rĩnh, một người dân ở ấp An Huề xúc động chia sẻ: “Tuyến đường ĐA.04 đưa vào sử dụng giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân chúng tôi thuận lợi, bộ mặt của ấp từ đó sẽ có nhiều thay đổi. Nhà nước hỗ trợ tiền làm đường ĐA.04. Người dân chúng tôi rất đồng tình vì đường sá mở rộng, di chuyển thuận lợi. Nhiều gia đình trong ấp có tuyến đường đi qua đã hiến đất để mở rộng đường, góp ngày công để công trình thi công đúng tiến độ”.

Không chỉ riêng ấp An Huề, xã An Quy, tại xã An Thuận, huyện Thạnh Phú, dự án cũng ghi nhận nhiều tiến triển tích cực. Cuối năm 2023, xã có hơn 60 hộ nghèo, nhưng trong năm 2024, xã tiếp nhận gần 8,5 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo để duy tu, sửa chữa hai tuyến đường quan trọng. Trong số này, tuyến đường ĐC.11 đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Trước khi được cải tạo, đường ĐC.11 chỉ rộng 6 tấc, nền đường thường xuyên bị bong tróc và ngập nước vào mùa mưa, gây nhiều khó khăn cho việc đi lại của người dân.

Ông Lê Chí Trung, Trưởng ấp An Hội B, xã An Thuận cho biết: “Khi triển khai thực hiện tuyến đường, người dân đồng tình cao. Đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, kết nối cánh đồng sản xuất lúa của người dân với tuyến đường lớn của xã, tạo điều kiện vận chuyển mặt hàng nông sản như: Lúa, tôm… thuận tiện. Người dân trong ấp rất vui khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng”.

Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn không chỉ đơn thuần là xây dựng con đường, mà còn tạo ra những cơ hội mới cho người dân, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống và hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung của xã hội. Tại Bến Tre, những nỗ lực này đang từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người dân nơi đây.

Giao thông thuận tiện

Trong năm 2024, huyện Thạnh Phú đã chính thức tiếp nhận hơn 36 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, nhằm thực hiện 19 công trình thiết yếu. Để thực hiện những dự án này, UBND huyện đã giao cho các cơ quan chuyên môn tuân thủ những quy trình xây dựng được quy định, đảm bảo tối đa hiệu quả và chất lượng của từng công trình.

Bến Tre nỗ lực đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn vươn lên thoát nghèo
Đường nông thôn ở Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre).

Đến thời điểm hiện tại, huyện Thạnh Phú đã hoàn thành 8 công trình duy tu và bảo dưỡng, tất cả đều đúng tiến độ theo hợp đồng. Những công trình này được xem như những cánh cửa mở ra thế giới, giúp kết nối các vùng miền, thúc đẩy giao thương và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của người dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú Trương Thanh Hải chia sẻ: “Chúng tôi phân công cán bộ đôn đốc, kiểm tra việc triển khai dự án tại từng địa phương, kịp thời phối hợp với cơ quan chức năng, chủ đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh. Do đó, tiến độ thực hiện các dự án được đẩy nhanh. Các công trình được đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả đầu tư, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân”.

Song song đó tỉnh Bến Tre còn triển khai dự án hỗ trợ đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn. Năm 2024, tổng cộng 44 công trình sẽ được xây dựng, gồm 11 công trình chuyển tiếp và 33 công trình khởi công mới, với tổng kinh phí lên tới 82,542 tỷ đồng. Điều này giúp nâng cao cơ sở hạ tầng và tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân tại các xã khó khăn vùng bãi ngang, ven biển thuộc huyện Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

Theo khảo sát thực tế của Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về giảm nghèo Phí Mạnh Thắng, những nỗ lực trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững tại tỉnh đã thực sự phát huy hiệu quả: “Việc đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển đã thực hiện tốt. Một số công trình hoàn thành đã phát huy được tác dụng, giúp bộ mặt nông thôn xã bãi ngang “thay da đổi thịt”, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên”, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về giảm nghèo Phí Mạnh Thắng nhấn mạnh.

Những con đường mới, sẽ giúp kết nối cuộc sống, và mở ra những cơ hội mới cho phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội ở huyện Thạnh Phú. Với sự thay đổi này, người dân nơi đây hy vọng vào cuộc sống đầy đủ và ấm no.

Trong năm 2024, tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của tỉnh Bến Tre là trên 1.180 tỷ đồng. Các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh được triển khai hiệu quả. Hầu hết, các dự án hỗ trợ thuộc chương trình đã chuyển kinh phí cho các huyện, thành phố. Đánh giá mức độ giải ngân từ 50% đến gần 90%. Riêng tiểu dự án về cải thiện dinh dưỡng, phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình… giải ngân đạt gần 10 - 30%. Dự kiến đến cuối năm các dự án giải ngân đạt 100%.

Giang Sơn – Ngọc Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Giữ vững và nâng cao các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình liên tục, lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, các địa phương trên địa bàn huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) sau khi được công nhận xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao tiếp tục phát huy tốt vai trò lãnh đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững và nâng cao các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Bằng Cả - xã dân tộc miền núi đạt nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Xã Bằng Cả (thành phố Hạ Long, Quảng Ninh) là một trong những xã dân tộc miền núi đầu tiêu của cả nước về đích Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Xã Bằng Cả xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chỉ có điểm xuất phát, không có điểm dừng.

  • Nam Định: Công nhận thêm 3 xã về đích nông thôn mới

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định ban hành các Quyết định số: 2099/QĐ-UBND, 2100/QĐ-UBND công nhận các xã: Xuân Phúc, Xuân Phú, Xuân Vinh (huyện Xuân Trường) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu; trong đó các xã: Xuân Phúc, Xuân Vinh đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về lĩnh vực giáo dục, xã Xuân Phú đạt chuẩn NTM kiểu mẫu về y tế.

  • Thuận Châu (Sơn La): Chung sức xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, cấp ủy, chính quyền, nhân dân huyện Thuận Châu đã chung sức, đồng lòng, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

  • Tiền Giang: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch, tỉnh Tiền Giang đã có bước chuyển hướng mạnh mẽ vào việc phát triển du lịch nông thôn gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Hàng loạt mô hình đã và đang được triển khai, đã chứng minh rằng du lịch nông thôn không chỉ là một lựa chọn phát triển bền vững mà còn tạo ra những cơ hội lớn lao cho người dân địa phương.

  • Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Giang, nhiều địa phương đã được định hướng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị, nhất là các khu vực ven thị trấn, thị tứ hoặc được quy hoạch trở thành trị trấn, thị tứ. Qua đó, từng bước tiệm cận với các điều kiện hạ tầng, dịch vụ, thương mại của đô thị.

Xem thêm
  • Quảng Ngãi: Thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Có 3 xã thuộc hai huyện và một thành phố ở Quảng Ngãi vừa được Hội đồng thẩm định thống nhất và bỏ phiếu đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

    21:20 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân, môi trường xanh, sạch, đẹp… Đến nay, toàn tỉnh có 2 đơn vị cấp huyện và 80% số xã, thị trấn hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

    11:07 | 07/10/2024
  • Vĩnh Linh (Quảng Trị): Huy động hơn 2.110 tỷ để xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Sau gần 14 năm (2011-2024) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã huy động trên 2.110 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

    11:53 | 05/10/2024
  • Nghệ An: Thẩm tra huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 3/10, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị thẩm tra huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024.

    08:52 | 04/10/2024
  • Thanh Hóa: Công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3942/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 cho các xã trên địa bàn tỉnh.

    22:43 | 03/10/2024
  • Tân Phước (Tiền Giang): Xã Hưng Thạnh nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, xã Hưng Thạnh (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã tạo dựng được nhiều thành tựu đáng kể trên con đường xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau khi xuất sắc đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020, xã đã không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đặt quyết tâm cao độ trong việc trở thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2024.

    10:27 | 03/10/2024
  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

    15:37 | 02/10/2024
  • Tây Sơn (Bình Định): Phát triển nông thôn mới một cách bền vững

    (Xây dựng) – “Huyện Tây Sơn, Bình Định từ một vùng đất nghèo, có địa hình phức tạp, không được thuận lợi nhưng đã xây dựng được 14/14 xã đạt 100% xã nông thôn mới. Đây là một thắng lợi bước đầu nhưng hết sức to lớn, đánh dấu một kỳ tích của huyện”, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh tại buổi lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    11:37 | 02/10/2024
  • Sơn La: Yêu cầu cao hơn về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh Sơn La tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện khá đồng bộ, được đông đảo nhân dân quan tâm, đồng tình hưởng ứng, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

    16:15 | 01/10/2024
  • Bà Tri (Bến Tre): Thành tựu đáng tự hào ở An Phú Trung trong thi đua giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Trong năm 2023, xã An Phú Trung (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) đã nỗ lực thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" và "Xây dựng nông thôn mới (NTM)" giai đoạn 2021 - 2025, đạt được nhiều kết quả đáng tự hào. Những thành tựu này không chỉ thể hiện sự quyết tâm của cán bộ, lãnh đạo địa phương mà còn mang lại hy vọng và cơ hội cho nhiều hộ gia đình tại đây.

    14:51 | 01/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load