Thứ tư 11/09/2024 07:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thủy điện Trị An – cho những công trình, đô thị thêm xanh

Bài 2: Tuổi trẻ miền Nam với công trình Thủy điện Trị An

20:04 | 10/09/2024

(Xây dựng) - Để xây dựng Thủy điện Trị An, lực lượng công nhân, thanh niên xung phong của tỉnh Đồng Nai và nhiều tỉnh, thành đã đào lấp khối lượng đất đá “khủng” khoảng 23 triệu m3, dùng 73.000 tấn kết cấu sắt thép, thiết bị, 580.000 tấn bê tông và thời điểm đó phải sử dụng rất nhiều sức người.

Bài 2: Tuổi trẻ miền Nam với công trình Thủy điện Trị An
Đoàn lãnh đạo Nhà nước tại công trường lòng hồ Thủy điện Trị An, gợi nhớ một quyết tâm lớn những ngày đầu tái thiết đất nước. (Ảnh: Tư liệu)

Chỉ trong 5 năm (1982 - 1987), Thủy điện Trị An được ngăn dòng, vào năm 1989 có 4 tổ phát điện cơ bản đã ráp xong thử tải, truyền tải và đến năm 1991, công trình khánh thành đưa vào hoạt động toàn bộ. Với khối lượng công việc đồ sộ, quá trình thực hiện thần tốc như vậy, kết quả cuối cùng đạt được là nhờ vào sự “quyết tâm lịch sử” hết sức mạnh mẽ, sự đóng góp to lớn của tuổi trẻ miền Nam. Thời điểm đó, hàng trăm nghìn công nhân cùng thanh niên xung phong các tỉnh, thành miền Nam đã “quên mình” làm việc quần quật giữa rừng sâu, nước độc.

Nhiều người chết vì bệnh tật, sốt rét rừng

Những cán bộ quản lý từng tham gia trực tiếp vào việc xây dựng Thủy điện Trị An một thời cho biết, để xây dựng Thủy điện Trị An, Chính phủ đã phải huy động tổng lực về nguồn lực xã hội, đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có tay nghề và các thiết bị máy móc phục vụ công tác thi công. Thực tế thời điểm đó, khi thi công công trình tầm cỡ đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước hết sức gian nan. Từ khâu khảo sát, đo đạc, tính toán số liệu, áp dụng khoa học kỹ thuật, thiết kế thi công đến vận chuyển nguyên vật liệu, nạo vét lòng hồ… cơ bản đều ở giai đoạn khá “sơ khai” về trình độ khoa học kỹ thuật, hầu hết được thực hiện thủ công.

Trong hoàn cảnh đó, để làm nên một công trình có thể nói là “kỳ vĩ”, ngoài công tác hoạch định từ cấp lãnh đạo, thì đóng góp từ sức trẻ của lực lượng công nhân, thanh niên xung phong được coi là điều kiện tiên quyết.

Ông Phạm Công Trữ, nguyên Chánh Văn phòng Đảng ủy công trình Thủy điện Trị An, từng làm việc tại Thủy điện Trị An từ năm 1981, là một trong những thanh niên hừng hực khí thế ngày ấy, một “nhân chứng” chứng kiến cả thời kỳ chuẩn bị, quá trình xây dựng thủy điện.

Ông Trữ nhớ lại, khi triển khai thi công xây dựng Thủy điện Trị An, một trong những việc đầu tiên là phải mở đường để phục vụ việc vận chuyển và đi lại. Sau nhiều tháng ròng, các đoàn khảo sát đã cho thực hiện “cắt đường” theo hướng từ Ngã ba Cây Gáo (huyện Vĩnh Cửu) ra Ngã ba Trị An (huyện Trảng Bom bây giờ), dài khoảng 18km. Nơi này, ngày đó toàn tuyến chủ yếu là sình lầy, rất ít dân cư. Liên hiệp Xí nghiệp Thủy lợi 4 lúc đó được giao thực hiện gấp rút và chỉ trong một năm (1982 - 1983) con đường đất đá hoàn thành, nguyên vật liệu xây dựng công trình lúc đó mới có thể tiếp cận công trường.

Theo ông Trữ, thời điểm đó riêng tỉnh Đồng Nai đã thành lập Xí nghiệp Liên hiệp khai thác, dọn sạch lòng hồ Trị An (thuộc Ty Lâm nghiệp Đồng Nai) đã huy động gần 1 triệu lượt người với 6 triệu ngày công thu gom, làm sạch trắng hơn 30.000ha rừng lòng hồ. Hơn 19.000 người thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Thống Nhất và ba lâm trường Mã Đà, Vĩnh An, Hiếu Liêm cũng được thực hiện di dời khỏi vùng lòng hồ. Riêng tuyến chuyên về năng lượng - xây dựng nhà máy, do Tổng Công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) thực hiện, lúc đầu có 3.000 công nhân, cao điểm lên đến 10.000 công nhân tham gia thi công. Tuyến “áp lực” - tuyến xây dựng đập chính do Liên hiệp Xí nghiệp Thủy lợi 4 (Bộ Thủy lợi) phụ trách, lúc đầu có 2.000 người, sau đó lên 4.000 người. Tất cả, đều cùng chung sức chung lòng, không ngại gian khổ, làm việc không kể ngày đêm.

“Tinh thần làm việc hết sức quyết liệt. Công đoạn đầu tiên là phải khai thác trắng rừng và tất cả phế tạp để dọn sạch lòng hồ. Đến công đoạn xây đập, rất nhiều công ty, đơn vị thủy lợi làm việc cùng lúc, ào ạt đào đất, xây dựng bê tông cốt thép. Mấy trăm nghìn công nhân cùng thanh niên các tỉnh, thành miền Nam làm quần quật giữa rừng sâu, nước độc. Cán bộ văn phòng cũng phải làm ngày, làm đêm, vừa làm vừa nghiên cứu…”, ông Trữ nhớ lại.

Còn Tiến sỹ Trần Văn Mùi (nguyên cán bộ Lâm trường Hiếu Liêm, sau này là Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai) thuộc lớp thanh niên thời ấy, tham gia vào công cuộc xây dựng Thủy điện Trị An ngay từ những ngày đầu, nhớ lại: Nếu như một thời gian sau, đất nước bắt đầu phát triển, có các máy móc, phương tiện thi công hiện đại thì ngày đó, khi thi công xây Thủy điện Trị An có thể nói chủ yếu là dựa vào sức người. Thi công một công trình “kỳ vĩ” như vậy nhưng thời đó không có điện, đường sá đi lại hết sức khó khăn, thổ nhưỡng hoang sơ, rừng thiêng nước độc, tai nạn và thậm chí thú dữ luôn rình rập.

Theo báo cáo tổng kết quá trình thực hiện công trình Thủy điện Trị An, trong quá trình xây dựng thủy điện này, đã có 112 người chết vì sốt rét rừng, tai nạn, trong đó có cả các chuyên gia Liên Xô! “Quyết liệt mà hy sinh, gian khổ nhiều lắm”, Tiến sỹ Trần Văn Mùi bồi hồi nhớ lại thời trai trẻ.

“Ánh điện của lòng dân”

Ngoài tư liệu từ Phòng truyền thống Nhà máy Thủy điện Trị An, chúng tôi còn thu thập thêm được những tài liệu quý khác từ các “nhân chứng”, từ các số liệu cũng như tình cảm của những “người trong cuộc”. Ánh điện của Thủy điện Trị An chính là ánh điện của lòng dân - như lời của một số công nhân, cán bộ của thời xây đập thủy điện nhắc tới.

Có thể thấy, thành công trong việc xây dựng Thủy điện Trị An là nhờ sự ủng hộ to lớn, sự động viên, đóng góp quý báu của người dân khắp nơi lúc đó, ngoài người dân các tỉnh, thành phía Nam, còn của đồng bào trên cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài.

Bài 2: Tuổi trẻ miền Nam với công trình Thủy điện Trị An
Một đoạn dòng chảy sông Đồng Nai từ đập Thủy điện Trị An sau khi được ngăn dòng để làm nhà máy. Trong công việc thi công “công trình thế kỷ” ngày ấy, riêng tuyến chuyên về năng lượng - xây dựng nhà máy (là tuyến chủ lực), do Tổng Công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) đảm trách, lúc cao điểm có đến hơn 10.000 công nhân tham gia. (Ảnh: Nguyễn Đức)

Sự ủng hộ sâu rộng của người dân lúc đó đối với việc xây dựng Thủy điện Trị An như đã trở thành “phong trào cách mạng quần chúng”, đóng góp, ủng hộ đầy hiệu quả. Sự ủng hộ đóng góp về nhân tài vật lực, thực tế được quy đổi bằng tiền thời điểm đó khoảng hơn 100 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng đầu tư ngân sách Nhà nước dành cho xây dựng công trình.

Sự đóng góp đúng lúc, kịp thời đã đưa đến một hiệu quả lớn, tác dụng quyết định đến thực hiện công trình. Chẳng hạn như với 100 triệu đồng đầu tiên, lập tức được phân bổ để triển khai nhanh khu phụ trợ, góp phần rút ngắn thời gian chuẩn bị xây dựng một năm, trong khi Nhà nước chưa kịp điều chỉnh vốn, giúp tạo cơ sở để công trình được đưa vào danh mục công trình trọng điểm quốc gia. Số tiền ban đầu đó cũng giúp mua bổ sung thiết bị thi công trong lúc nước bạn Liên Xô chưa cấp hỗ trợ (do Việt Nam cam kết tự lực khâu thiết bị trong giai đoạn đầu), đồng thời dùng trợ cấp ăn ca cho cán bộ, công nhân trên công trường xây dựng…

Theo số liệu chính thức từ Phòng truyền thống Nhà máy Thủy điện Trị An, riêng tỉnh Đồng Nai thời điểm đó đã chủ trì huy động sức dân là chính để thu dọn vệ sinh lòng hồ, cao điểm lúc ấy đã huy động tới 20.000 lao động trong một ngày, để thu dọn trên 28.000ha rừng lòng hồ nhằm kịp tiến độ.

Tinh thần đóng góp, ủng hộ và lao động đã đến từ khắp các tầng lớp, từ công nhân, thanh niên xung phong đến những kỹ sư trẻ trên bàn giấy, những quân nhân sau chiến tranh. Theo lời kể của những người trong cuộc, tại công trường Thủy điện Trị An ngày ấy đêm đêm các đoàn nghệ thuật cải lương, ca múa nhạc, kịch, xiếc, các đội chiếu phim, thông tin lưu động, các tổ văn nghệ thanh niên xung phong thường xuyên biểu diễn phục vụ “món ăn tinh thần” cho cán bộ, công nhân với đúng như tinh thần cách mạng “tiếng hát át tiếng bom” của những ngày cả nước đồng sức đồng lòng đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.

“Rộn ràng lắm, cả một thời tuổi trẻ hừng hực khí thế cách mạng. Đúng, đúng là ánh điện của lòng dân. Cả nước đồng sức đồng lòng…” - Tiến sỹ Trần Văn Mùi chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2024 do Báo Xây dựng phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết.

Nguyễn Đức - Cẩm Trang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Yên Bái: Thiệt hại nặng nề về người và nhà ở do ảnh hưởng mưa lũ hoàn lưu cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Yên Bái là một trong những tỉnh chịu nhiều thiệt hại về người, nhà ở do ảnh hưởng mưa lũ hoàn lưu cơn bão số 3.

    20:23 | 10/09/2024
  • Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo chữa cháy, cứu sống 4 người

    (Xây dựng) - Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào sáng 10/9, tại số nhà 129-131 đường Nguyễn Quyền, phường Đại Phúc, thành phố Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

    20:21 | 10/09/2024
  • Ninh Bình: Nước lũ sông Đáy, sông Hoàng Long lên nhanh

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Bình, hiện nay lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế, sông Đáy tại Ninh Bình đang lên. Mực nước lúc 7h ngày 10/9 tại Bến Đế là 3,6m (trên mức báo động 2: 0,1m), sông Đáy tại Ninh Bình là 2,98m (dưới báo động 2: 0,02m).

    20:19 | 10/09/2024
  • Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ chỉ đạo trực tiếp chống ngập lụt tại huyện Cẩm Khê và Hạ Hoà

    (Xây dựng) - Ngày 10/9, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu và Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang cùng Đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, phòng chống lụt bão tại huyện Cẩm Khê và Hạ Hoà. Đây là hai địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề do nước lũ dâng cao, gây ngập lụt tại các xã vùng trũng, xã ven sông.

    20:17 | 10/09/2024
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Lãnh đạo huyện kiểm tra ứng phó với lũ lụt tại 10 xã, thị trấn

    (Xây dựng) - Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 và các thủy điện xả lũ khiến nước sông Phó Đáy và Sông Lô dâng cao, ngày 10/9, lãnh đạo huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã chia thành nhiều đoàn kiểm tra việc ứng phó với lũ lụt tại một số địa phương.

    20:16 | 10/09/2024
  • Phú Thọ: Đã xử lý các tàu, sà lan mắc kẹt dưới chân cầu Vĩnh Phú

    (Xây dựng) - Liên quan đến vụ 7 tàu chở hàng và sà lan bị mắc kẹt ở cầu Vĩnh Phú (nối Phú Thọ - Vĩnh Phúc) thuộc xã Dữu Lâu, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), sáng 10/9, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho cây cầu.

    20:13 | 10/09/2024
  • Phú Thọ: Hàng loạt địa phương trên địa bàn rơi vào cảnh cô lập vì bão lũ

    (Xây dựng) – Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có rất nhiều địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ gây ngập úng, cô lập. Ngay lập tức, lãnh đạo tỉnh phối hợp cùng chính quyền địa phương, Công an, Quân đội đưa ra các phương án xử lý để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân và tài sản.

    20:09 | 10/09/2024
  • Green i-Park: Tích cực hỗ trợ một số địa phương khắc phục sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngay sau cơn bão số 3, Ban Quản lý dự án Noong Luông Retreat - Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hòa Bình (Đơn vị thuộc Tập đoàn Green i-Park) đã huy động thiết bị, nhân lực hỗ trợ chính quyền địa phương và người dân xã Thành Sơn, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình thu dọn, khơi rãnh thoát nước gần 20 điểm sạt lở, giúp giải tỏa giao thông bị cô lập nhiều giờ. Đây là xã miền núi, địa bàn trải rộng và địa thế phức tạp, các điểm sạt lở xa nhất cách nhau hơn 10km.

    19:44 | 10/09/2024
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Di dời 207 hộ gia đình ra khỏi vùng nguy hiểm

    (Xây dựng) – Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, tính đến sáng 10/9, trên địa bàn huyện Lập Thạch ước thiệt hại khoảng 11.502 triệu đồng. Huyện đã di dời 207 nhà bị ngập và có nguy cơ ngập đến nơi an toàn; 2.152 cây bóng mát, cây xanh đô thị bị đổ, gãy…

    19:28 | 10/09/2024
  • Nam Định: Triển khai giải pháp ứng phó với tình trạng ngập, úng do mưa lớn kéo dài

    (Xây dựng) - Mặc dù bão số 3 đã đi qua nhưng tình hình diễn biến thời tiết vẫn còn rất bất thường, mưa lớn kéo dài và lũ trên các sông dâng cao… Do đó, UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống ngập, úng…; vận hành tốt phương án phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ với mục tiêu cao nhất là đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng của nhân dân.

    19:27 | 10/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load