Thứ năm 26/12/2024 19:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Bắc Ninh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng về chỉ số PAPI 2023

21:17 | 04/04/2024

(Xây dựng) – Theo báo cáo chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2023, Bắc Ninh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng và giữ vững vị trí top 10 tỉnh, thành có chỉ số PAPI cao nhất cả nước liên tiếp trong nhiều năm.

Bắc Ninh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng về chỉ số PAPI 2023
Bà Ramla Al Khalidi - đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam thông tin: “Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ các nhóm đối tượng, nhóm người yếu thế vốn ít nhận được sự thụ hưởng khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, từ đó điều chỉnh để người dân có sự thụ hưởng đồng đều hơn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo”.

Năm 2023, với phương châm hành động là “đoàn kết, kỷ cương, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả” công tác cải cách hành chính được các cấp, ngành, địa phương tỉnh Bắc Ninh triển khai tích cực, hiệu quả.

Cụ thể, tổ chức bộ máy được sắp xếp lại theo hướng tinh giản, gọn nhẹ; công tác cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông có nhiều đổi mới; công tác xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số từng bước được thực hiện đồng bộ, hiệu quả…

100% cơ quan, đơn vị thuộc UBND các cấp triển khai việc tạo lập hồ sơ công việc trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành dùng chung toàn tỉnh; tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trực tuyến toàn tỉnh đạt 46,87%; 250 thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ chế “5 tại chỗ”…

Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, động lực; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả” Bắc Ninh đã giữ vững thành tích top 10 tỉnh, thành có chỉ số PAPI cao nhất cả nước liên tiếp trong nhiều năm.

Đồng thời, tỉnh cũng đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng với hai chỉ số xếp thứ 2 cả nước gồm: Chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân (với 4,5467 điểm) và Chỉ số quản trị điện tử (với 3,729 điểm).

Bắc Ninh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng về chỉ số PAPI 2023
Kết quả khảo sát PAPI 2023 sẽ là nguồn dữ liệu và thông tin hữu ích, giúp các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh nắm bắt được cảm nhận và trải nghiệm của người dân về điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như kỳ vọng của người dân đối với bộ máy công vụ trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Theo bảng xếp hạng, Bắc Ninh đứng thứ 3 về chỉ số cung ứng dịch vụ công với 8,2568 điểm; xếp thứ 4 về công khai, minh bạch với 5,8234 điểm; xếp thứ 5 về chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở với 5,5334 điểm.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng xếp thứ 11 về chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công với 7,1588 điểm; xếp thứ 23 về thủ tục hành chính công với 7,2747 điểm; xếp thứ 35 về quản trị môi trường với 3,3818 điểm.

Theo báo cáo, vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng PAPI thuộc về tỉnh Thừa Thiên Huế với điểm số tổng hợp là 46,0415, không những vậy, tỉnh này còn luôn duy trì vị trí dẫn đầu cả nước trong những năm qua ở cả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tiếp theo là Thái Nguyên với 45,7875 điểm và Bắc Ninh (45,7047). Đứng cuối bảng xếp hạng là Đắk Nông (38,9711). Riêng thành phố Hà Nội tụt từ vị trí 12 xuống vị trí 14.

Ghi nhận của nhiều chuyên gia, tại bảng xếp hạng lần này có sự vắng mặt đáng tiếc của tỉnh Quảng Ninh (xếp hạng nhất trong bảng chỉ số PAPI năm 2022) và Bình Dương.

Năm 2023 là năm thứ 3 trong nhiệm kỳ 2021-2026 của chính quyền các cấp. Do đó, kết quả khảo sát PAPI 2023 sẽ là nguồn dữ liệu và thông tin hữu ích, giúp các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh nắm bắt được cảm nhận và trải nghiệm của người dân về điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như kỳ vọng của người dân đối với bộ máy công vụ trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Bà Ramla Al Khalidi - đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết, nhóm nghiên cứu PAPI 2023 đã tiến hành phỏng vấn gần 200.000 người dân trên 63 tỉnh thành. Kết quả thu được cho thấy 3 nội dung nổi bật gồm:

Thứ nhất, độ hài lòng của những người được khảo sát về tham nhũng trong khu vực công đã được cải thiện. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn những khoản chung chi để có việc làm tại cơ quan Nhà nước. Sự minh bạch trong ngân sách của chính quyền địa phương cũng cần cải thiện. Thứ hai, có sự tiến bộ trong phòng chống tham nhũng trong quản trị công địa phương.

Thứ ba là vấn đề về đói nghèo, việc làm và tăng trưởng kinh tế. Mặc dù, Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế trong năm qua, nhưng vẫn có tỉ lệ người dân lo ngại về đời sống, cụ thể là đói nghèo (22,39%), việc làm (12,79%), tăng trưởng kinh tế (9,2%), chất lượng đường sá và giáo dục. Điều này cho thấy sự bi quan của người dân trước tình hình kinh tế năm 2023. Ngoài ra còn có những mối quan ngại về ô nhiễm môi trường và bảo hiểm y tế.

“Chính phủ Việt Nam cần xác định rõ các nhóm đối tượng, nhóm người yếu thế vốn ít nhận được sự thụ hưởng khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, từ đó điều chỉnh để người dân có sự thụ hưởng đồng đều hơn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo”, bà Ramla Al Khalidi thông tin thêm.

Cũng tại lễ công bố, các chuyên gia của nhóm nghiên cứu cho biết, chỉ số PAPI tổng hợp năm 2023 dao động trong mức điểm từ 38,9 đến 46 trên thang điểm 80, vì thế các tỉnh, thành vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện điểm số, kết quả xếp hạng.

Trong đó, 5 yếu tố cần cải thiện gồm: thực hiện niêm yết đầy đủ công khai kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất tại UBND xã; áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vòi vĩnh, nhận hối lộ của công chức; giảm thiểu tình trạng "vị thân" trong tuyển dụng nhân sự; tập trung đầu tư công để cải thiện cơ sở vật chất, chất lượng bệnh viện công tuyến huyện; cải thiện khả năng tiếp cận và độ thân thiện với người dùng của các cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công địa phương.

PAPI 2023 đo lường 8 chỉ số nội dung bao gồm: Sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch trong việc ra quyết định; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ công; quản trị môi trường; quản trị điện tử.

Nguyên Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đức Thọ (Hà Tĩnh): Phát động xây dựng các công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp

    (Xây dựng) - Sáng 26/12, UBND huyện Đức Thọ tổ chức lễ phát động các công trình chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Tiền Giang: Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND Tiền Giang đã ban hành Công văn số 8198/UBND-KT về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trên Biển Đông. UBND tỉnh yêu cầu các lực lượng sẵn sàng ứng phó, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

  • Thái Bình: Đề ra một số mục tiêu phát triển trong năm 2025

    (Xây dựng) - Năm 2025 cũng là năm được Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình xác định là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, năm kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng, năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, năm tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI và Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian còn lại của năm 2024 và năm 2025, UBND tỉnh Thái Bình đã đề một số mục tiêu phát triển cụ thể.

  • Kiên Giang: Tân Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh

    (Xây dựng) – Ngày 26/12, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y ông Nguyễn Thanh Nhàn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025, HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp lần thứ 30.

  • Vĩnh Phúc: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh

    (Xây dựng) - Chiều 25/12, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh và quyết định về công tác cán bộ theo Nghị quyết số 1287/NQ-UBTVQH15 của Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sắp thông xe 3 dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các dự án gồm: Gói thầu HC1 thuộc dự án Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ; đường song hành Quốc lộ 50 thuộc dự án Xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 và cầu Phước Long sẽ thông xe vào ngày 30/12/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load