Thứ bảy 27/07/2024 18:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ba Chẽ - Vành đai xanh lớn nhất vùng Đông Bắc bộ

15:18 | 12/10/2020

(Xây dựng) - Ba Chẽ, huyện rẻo cao Quảng Ninh nổi tiếng hàng trăm năm nay về lâm sản và lâm sản sau gỗ. Nhưng những cây rừng tứ thiết và tre nứa dần bị mất đi, thay bằng giống cây nhập ngoại như keo, bạch đàn... chúng cho lợi nhuận trước mắt, về lầu dài thì kém cây bản địa. Ba Chẽ đang sắp xếp lại cây rừng, khôi phục lại cây rừng có giá trị lâu dài.

ba che vanh dai xanh lon nhat vung dong bac bo
Ba Chẽ khôi phục lại giống cây thông nhựa, loài cây phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương.

Trên 80% dân số huyện Ba Chẽ là đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 56.691ha, chiếm 93,4% tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất rừng sản xuất là 48.844ha, đất phòng hộ là 7.847,2ha (đất có rừng là 6.420,3ha, đất trống là 1.426,8ha). Ba Chẽ thuần rừng, là vành đai xanh lớn và có con sông dài nhất vùng Đông Bắc bộ (150km) không bắt nguồn từ nước ngoài, vò nước sạch riêng của Việt Nam.

Ba Chẽ từng nổi tiếng một vùng, trên cao những cánh rừng đại ngàn đinh, lim, sến, táu. Dưới thấp, tre, nứa ken kín mặt đất, còn bạt ngàn ba kích, dây leo. Những cánh rừng nguyên sinh bị mất đi trong lịch sử thay bằng cây keo, cây bạch đàn, chúng cũng có giá trị nhất định mà người địa phương gọi là cây “xóa đói giảm nghèo”. Cây xóa đói giảm nghèo, nhưng nghịch lý chúng không thể làm giàu được. Đặt một bài toán đơn giản, 1ha cây keo không có giá trị kinh tế bằng 1ha tre nứa, các cây tứ thiết còn có giá trị hơn nhiều.

Loại cây keo, cây bạch đàn vòng đời ngắn (từ 5 - 7 năm), thời điểm sau thu hoạch mặt đất lộ thiên, phong hóa và bị sói mòn lớp đất màu. Rừng trồng keo, bạch đàn, lớp thực bì phía dưới khó sống, nên khả năng giữ nước kém, trời nắng đất khô cằn, mưa dễ tạo lũ quét.

ba che vanh dai xanh lon nhat vung dong bac bo
Một góc Ba Chẽ - huyện rẻo cao thuần rừng, lâm nghiệp là ngành kinh tế chính.

Trong 5 năm (2016 - 2020), huyện Ba Chẽ đã trồng được 16.400ha rừng sản xuất, là địa phương có diện tích trồng rừng lớn nhất tỉnh và chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của Quảng Ninh.

Nét mới, từ năm 2018, Ba Chẽ đã xây dựng đề án trồng rừng gỗ lớn, phát triển lâm sản sau gỗ, dưới tán lá cây cao là dược liệu. Hình thành và phát triển ổn định vùng gỗ lớn với quy mô 5.000ha (bình quân mỗi năm trồng mới trên 600ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa trên 1.000ha rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn).

Trong 2 năm (2018 - 2019), địa phương đã trồng được 956ha rừng gỗ lớn như phục hồi giống lim xanh, trồng thông nhựa. Phát triển vùng dược liệu trà hoa vàng, ba kích tập trung được 296ha (ba kích tím 112ha, trà hoa vàng 184ha). Kinh tế lâm nghiệp tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2019 đạt 192 tỷ đồng, tăng 111 tỷ đồng so với năm 2016. Nâng tỷ lệ che phủ của rừng trên địa bàn huyện từ 69,9% năm 2016 lên 72% năm 2020. Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Chẽ đóng vai trò chủ lực, phát triển rừng bền vững được 1.500ha, 3.29ha được cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn FSC.

ba che vanh dai xanh lon nhat vung dong bac bo
Năm 2020, huyện Ba Chẽ tỷ lệ che phủ của rừng đạt 72%.

Ba Chẽ sắp xếp lại cây rừng, phấn đấu đến năm 2025 phát triển thêm 800ha dược liệu quý gồm: Ba kích 384ha, trà hoa vàng 189ha, dược liệu khác 227ha; quản lý bảo vệ và sử dụng bền vững 56.691,2ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó tập trung quản lý tốt 12.549,7ha rừng tự nhiên; đưa năng suất bình quân rừng trồng gỗ lớn bằng cây sinh trưởng nhanh, đạt 20m3/ha/năm; sản lượng gỗ rừng trồng đạt từ 100.000 đến 150.000 m3/năm; đặc biệt là giữ vành đai xanh lớn nhất vùng Đông Bắc bộ.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load