Thứ ba 03/12/2024 09:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Ân Thi (Hưng Yên): Xây dựng nông thôn mới nâng cao

15:14 | 24/04/2023

(Xây dựng) - Sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020, huyện Ân Thi tiếp tục triển khai chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo các tiêu chí mới của Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo. Những thành quả trong xây dựng NTM đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt làng quê: Hạ tầng cơ sở đồng bộ, khang trang, môi trường sống xanh - sạch - đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Ân Thi (Hưng Yên): Xây dựng nông thôn mới nâng cao
Hạ tầng huyện Ân Thi phát triển đồng bộ, đạt tiêu chuẩn cao.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu giai đoạn cấp ủy các cấp huyện Ân Thi đã tập trung lãnh đạo, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, khơi dậy sức dân, kịp thời nắm bắt tiến độ thực hiện, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai ở các xã để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

Tổng nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong giai đoạn này huyện dự kiến huy động khoảng 3.354.756 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 18.832 triệu đồng, ngân sách tỉnh 449.775 triệu đồng, ngân sách huyện 302.078 triệu đồng và ngân sách xã 2.584.071 triệu đồng) để thực hiện đầu tư, hoàn thiện hạ tầng, giao thông, điện, trường, nhà văn hóa.

Đến thời điểm hiện tại, huyện đã giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% theo kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước bố trí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện được giao (từ tháng 07/2021-03/2021): 633.163 triệu đồng (trong đó, ngân sách Trung ương: 18.832 triệu đồng; Ngân sách cấp tỉnh: 59.900 triệu đồng; Ngân sách cấp huyện: 47.853 triệu đồng; Ngân sách cấp xã: 506.578 triệu đồng).

Tính đến hết năm 2022, toàn huyện đã có 20/20 xã đạt được tất cả các tiêu chí NTM mới; 07/20 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao và 06 thôn đã được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu; đang tổ chức rà soát, đánh giá, hoàn thiện thủ tục trình cấp thẩm quyền công nhận đạt NTM mới nâng cao là 07 xã và 02 xã NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người (GDP) tính đến năm 2022 đạt 71 triệu đồng so cùng kỳ năm trước tăng 1,4%; doanh thu trên 1ha trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 275 triệu đồng.

Về công tác quy hoạch, UBND huyện đã trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo đầy đủ các dự án công trình, trong đó gồm các dự án, công trình trọng điểm như: Khu công nghiệp sạch, Khu công nghiệp số 3, 5, 6; các cụm công nghiệp (CCN), như: CCN Văn Nhuệ, CCN Quảng Lãng - Đặng Lễ, CCN Phạm Ngũ Lão Nghĩa Dân và các dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông; đấu giá quyền sử dụng đất... tạo đà phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Về hạ tầng giao thông, trong năm 2022, trên địa bàn toàn huyện đã đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây mới 87 công trình giao thông với tổng chiều dài khoảng 85.994m, kinh phí thực hiện khoảng 890.455 triệu đồng. Các tuyến đường trục xã, trục thôn, ngõ xóm được đầu tư xây dựng đồng bộ, đảm bảo các tiêu chí về sáng - xanh - sạch - đẹp. Đến nay, tất cả các tuyến đường có chiều rộng nền đường đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, huyện tiếp tục triển khai sản xuất nông nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo quy hoạch, gắn với nhu cầu thị trường; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản cho giá trị kinh tế cao; công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất được áp dụng sâu rộng. Huyện tập trung cao công tác chỉ đạo thúc đẩy các HTX, tổ hợp tác, trang trại tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản nông nghiệp theo chuỗi, nhất là tại các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện; nhân rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi... có hiệu quả và bền vững, đến nay toàn huyện có 49 hợp tác xã, 9 tổ hợp tác. Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" OCOP tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, toàn huyện đến nay có 08 sản phẩm được công nhận OCOP gồm: Nấm Nam Hàn, Gạo nếp, Gạo tẻ Hưng Việt, Vải trứng Hưng Yên, Nhãn Cùi vân, Nhãn đường phèn, Nhãn hương chi, Nhãn siêu ngọt.

Xác định xây dựng NTM phải bắt đầu từ nâng cao nhận thức của người dân nên về công tác tuyên truyền, vận động được triển khai bài bản, thường xuyên và chuyên nghiệp. Bằng nhiều hình thức, các nội dung xây dựng NTM được công khai, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Bên cạnh đó, việc nhân rộng các mô hình, điển hình, cách làm hay và hiệu quả, triển khai cơ chế chính sách ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn phù hợp với từng địa phương đã tạo thêm sức mạnh để huyện huy động người dân đồng lòng xây dựng NTM.

Các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, môi trường, văn hóa, tiếp cận pháp luật, quốc phòng an ninh, trật tự trị an tại trên địa bàn huyện Yên Thế cũng đều có những bước tiến vượt bậc. Tình hình an ninh trật tự địa phương ổn định. Bà con an tâm làm ăn, tăng gia sản xuất và xây dựng đời sống NTM trong sạch, vững mạnh, ổn định và bền vững.

Ân Thi (Hưng Yên): Xây dựng nông thôn mới nâng cao
Bộ mặt NTM huyện Ân Thi ngày nay.

Song song với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Chương trình xóa đói giảm nghèo cũng được chính quyền quan tâm và đặt mục tiêu cải thiện cụ thể. Huyện đã lên kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, nâng cao đời sống vất chất, tinh thần cho người nghèo; tập trung các nguồn lực, giải pháp hỗ trợ hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin và việc làm; giảm nghèo tối đa hộ tái nghèo và phát sinh mới; thu hẹp khoảng cánh giữa hộ giàu và hộ nghèo, giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn.

Nhờ sử dụng các nguồn vốn ngân sách hỗ trợ và đưa ra các chính sách phát triển kinh tế hiệu quả. Bên cạch đó sự hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần không nhỏ trong tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo. Chính vì vậy, tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2022 cũng đã giảm mạnh so với giai đoạn trước đó. Hiện tại, toàn huyện có tỷ lệ hộ nghèo là 3,79%.

Ân Thi (Hưng Yên): Xây dựng nông thôn mới nâng cao
Đời sống kinh tế người dân ngày càng được cải thiện rõ rệt.

Giữ vững mục tiêu NTM cho năm 2023 và các giai đoạn sau này

Khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Ân Thi vẫn còn tồn đọng rất nhiều khó khăn như: Các cán bộ cấp huyện, xã được điều phối và thay đổi liên tục nên công tác tham mưu bất tiện; năng lực một số cán bộ còn hạn chế so với yêu cầu được giao. Nguồn vốn ngân sách vẫn còn hạn chế, nên các chủ trương xây dựng NTM vẫn còn nhiều vấn đề chưa được thực thi đúng kế hoạch.

Bên cạnh đó do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 khiến nền kinh tế đi xuống, sự phát triển kinh tế ở các xã có sự khập khiễng, thiếu đồng bộ đã gây khó khăn rất lớn trong việc thực hiện triển khai việc xây dựng NTM trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, nhờ hệ thống tổ chức chỉ đạo được kiện toàn ngay từ đầu, cũng như sự hưởng ứng, đồng lòng của người dân toàn huyện, các khó khăn đang từng bước được đẩy lùi. Hơn nữa, nhờ vào các chính sách thu hút đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bộ mặt toàn huyện đang có sự thay đổi từng ngày. Trong giai đoạn này, huyện Ân Thi phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 20/20 xã đạt NTM nâng cao; 10 xã đạt NTM kiểu mẫu; 20/128 thôn đạt NTM kiểu mẫu; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1%.

Nguyễn Mạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load