Thứ hai 30/12/2024 21:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

07:57 | 15/10/2024

(Xây dựng) - Tỉnh An Giang sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
Với vị trí gần trung tâm 3 thành phố lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), tỉnh An Giang đã tập trung thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại biên giới để phát huy thế mạnh giao thương liên vùng, liên quốc gia.

Hạ tầng đồng bộ “hút” nhiều dự án lớn

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long có đường biên giới dài hơn 100km, tiếp giáp hai tỉnh Takeo và Kandal (Vương quốc Campuchia), có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thương mại, du lịch, đặc biệt là kinh tế biên mậu.

Tỉnh có 2 cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên, Vĩnh Xương; 2 cửa khẩu chính là Khánh Bình (tên mới là Long Bình), Vĩnh Hội Đông và một cửa khẩu phụ Bắc Đai. Hiện nay, trên địa bàn 5 huyện, thị xã, thành phố biên giới của tỉnh có 13 chợ biên giới và 4 địa điểm tập kết kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu ở biên giới.

An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 930 triệu USD (tăng 6,3%).

Thời gian qua, nhiều dự án lớn về giao thông, logistics trên địa bàn An Giang: Hình thành hạ tầng trung tâm logistics tại Cảng Mỹ Thới diện tích hoạt động 39,5 ha, công suất thiết kế 4 - 4,75 triệu tấn/năm. Cảng thủy nội địa Bình Long có thể tiếp nhận tàu 3.000 tấn, hệ thống kho khoảng 6.000 m2, sức chứa 15.000 tấn hàng hóa và khu vực Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên. Lợi thế đó, giúp An Giang kết nối và thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, xuất, nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

Trong thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại biên giới, hiện nay, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 168 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 29.830 tỷ đồng. Tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cửa khẩu, tỉnh An Giang hiện có 49 dự án được cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký khoảng 8.540 tỷ đồng.

Năm 2023, kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu An Giang đạt gần 2,47 tỷ USD. Riêng 3 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu An Giang đạt khoảng 520 triệu USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 930 triệu USD (tăng 6,3%), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 6,54% (cùng kỳ tăng 6,41%).

Xây dựng chính sách đặc thù phát triển kết cấu hạ tầng cửa khẩu

Để có được những kết quả trên, tỉnh An Giang đã chú trọng xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại biên giới như chợ biên giới, siêu thị, cửa hàng tiện lợi...

Những năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn biên giới, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, an ninh biên giới được giữ gìn, củng cố, được giữ gìn, củng cố, giao thương khởi sắc.

Cụ thể, UBND tỉnh An Giang đã ban hành Đề án “Phát triển thương mại biên giới tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”, với mục tiêu thương mại biên giới trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước vào thị trường Campuchia và các quốc gia ASEAN.

An Giang điểm sáng trong phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
Hàng hoá nhộn nhịp thông quan qua cửa khẩu tỉnh An Giang. (Ảnh minh hoạ)

Tỉnh phấn đấu đạt kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đạt 9 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới tăng trưởng bình quân 10%/năm, đạt khoảng 636,7 triệu USD vào năm 2025, chiếm 42-45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh. Giai đoạn 2021-2025, tỉnh phấn đấu kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đạt 9 tỷ USD, tăng 15% so với giai đoạn 2016-2020. Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu qua biên giới tăng trưởng bình quân 10%/năm, đạt khoảng 636,7 triệu USD vào năm 2025.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp, thương nhân của tỉnh tham gia các chương xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại để tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường tiêu thụ… do Bộ Công Thương, các bộ, ngành Trung ương chủ trì, phối hợp với các đơn vị nước ngoài tổ chức.

Tỉnh cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù huy động nguồn lực xã hội và bố trí nguồn lực đầu tư thích đáng từ nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025 để phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.

Cùng đó, đẩy mạnh thực hiện mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, từng bước đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế biên giới với mục tiêu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, thương mại biên giới trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, đưa An Giang trở thành điểm trung chuyển hàng hóa trọng yếu của Vùng và cả nước tiến tới thị trường các quốc gia ASEAN.

Hiện nay, tỉnh An Giang đang tiếp tục nghiên cứu cập nhật các ý tưởng đầu tư tại khu vực cửa khẩu Vĩnh Xương vào đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm tỉnh An Giang đến năm 2045 và Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 để hoàn thiện trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Từ đó, tỉnh sẽ có những định hướng phát triển mang tính chiến lược; phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực như khu, cụm, tiểu thủ công nghiệp, cảng/bến thuỷ nội địa, các khu dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ logistics…

Với những nỗ lực không ngừng, An Giang đang có nhiều cơ hội trở thành tỉnh phát triển toàn diện, hiện đại, là đầu mối giao thương hàng hoá, dịch vụ của vùng với thị trường Campuchia và các nước khu vực ASEAN.

Huyền Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đà Nẵng: Sẽ thay đổi giá nước sạch từ ngày 01/01/2025

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Đà Nẵng sẽ điều chỉnh tăng giá nước sạch nhằm bù đắp chi phí cho công tác vận hành và duy trì hoạt động cấp nước.

  • Quản lý vận hành hiệu quả dự án xanh: Từ thiết kế đến sử dụng năng lượng

    (Xây dựng) - Để được công nhận là công trình xanh, ngoài đáp ứng các tiêu chí bền vững về xây dựng thiết kế, vật liệu thi công, các dự án cần phải đáp ứng hiệu suất môi trường, vận hành tiết kiệm năng lượng. Việc quản lý vận hành dự án xanh cũng cần tập trung một cách toàn diện vào nhiều yếu tố từ khâu thiết kế, xây dựng hướng tới hiệu quả sử dụng tối đa nguồn năng lượng điện, nước, chất lượng không khí, các phương pháp quản lý tối ưu.

  • Hà Tĩnh: Tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng vượt 306% so với kế hoạch

    (Xây dựng) - Năm 2024, ngành Xây dựng Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, điều hành của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ bám sát các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của tỉnh, vận dụng vào từng nhiệm vụ cụ thể với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Sở và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên chức nên đã đạt được những kết quả quan trọng.

  • Thị xã Việt Yên: Vươn tầm trước kỷ nguyên vươn mình

    (Xây dựng) – Xác định là điểm đến hạnh phúc của người dân và doanh nghiệp, thị xã Việt Yên đặt mục tiêu lên thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2027. Đứng trước kỷ nguyên vươn mình, thị xã Việt Yên mang sứ mệnh là địa bàn kinh tế trọng điểm không ngừng nỗ lực, phấn đấu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Giang. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đại Lượng, Chủ tịch UBND thị xã Việt Yên về những mục tiêu quan trọng này.

  • Bổ sung, cập nhật Danh mục các loại hình nguồn điện, lưới điện vận hành giai đoạn tới năm 2030

    (Xây dựng) - Ngày 28/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Bộ Xây dựng: Rà soát, loại bỏ thủ tục hành chính cản hoạt động sản xuất, kinh doanh

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ rà soát, đề xuất loại bỏ ngay các thủ tục hành chính đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load