Thứ sáu 26/04/2024 19:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Rà soát báo cáo danh mục các quy hoạch có vướng mắc liên quan đến thực hiện Luật Quy hoạch

15:57 | 19/06/2019

(Xây dựng) – Về việc rà soát báo cáo danh mục các quy hoạch có vướng mắc liên quan đến thực hiện Luật Quy hoạch, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.


Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Cụ thể, danh mục các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã tổ chức lập nhưng chưa được thẩm định hoặc đã được lập, thẩm định nhưng chưa được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01/01/2019.

Trước ngày 01/01/2019, Bộ Xây dựng đã tổ chức lập 1 quy hoạch là quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng (trong 2 quy hoạch ngành quốc gia do Bộ Xây dựng tổ chức lập theo quy định của Luật Quy hoạch và được Thủ tướng Chính phủ giao gồm: Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn; Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng).

Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch thì danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng gồm: Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện; Quy hoạch xây dựng vùng huyện; Quy hoạch xây dựng khu chức năng.

Ngoài ra, các vướng mắc trong lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch mới theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch. Về nguyên tắc, khi các văn bản pháp luật có hiệu lực thi hành thì các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai có những khó khăn, vướng mắc phát sinh cần tháo gỡ.

Theo quy định tại Điều 6, Điều 20 của Luật Quy hoạch thì một trong những căn cứ lập quy hoạch là quy hoạch cấp cao hơn. Theo quy định tại khoản 2, Điều 28, khoản 2, Điều 29, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch thì một trong những căn cứ để lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Như vậy, kể từ ngày 01/01/2019, nếu chưa có quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được phê duyệt thì sẽ thiếu căn cứ để lập, điều chỉnh 02 quy hoạch ngành quốc gia (gồm Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn và Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng), quy hoạch của 828 đô thị và 11.162 xã nông thôn; 17 khu kinh tế ven biển và  29 khu kinh tế của khẩu, 328 khu công nghiệp tập trung, 2 khu chế xuất, 3 khu công nghệ cao, 46 khu du lịch cấp quốc gia, 03 khu nghiên cứu đào tạo cấp quốc gia, các khu thể dục thể thao; 666 huyện.

Do vậy, cần có xử lý chuyển tiếp hoặc giải thích Luật đối với việc lập, điều chỉnh các quy hoạch nêu trên trong giai đoạn từ 01/01/2019 đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được phê duyệt theo Luật Quy hoạch.

Ngoài ra, Luật Quy hoạch có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019, trong khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh kỳ đầu tiên tới năm 2021 mới được phê duyệt. Theo quy định Điều 59, Luật Quy hoạch mới chỉ xử lý chuyển tiếp đối với các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực mà không có quy định xử lý chuyển tiếp đối với các quy hoạch đã được lập hoặc thẩm định nhưng chưa được phê duyệt hoặc đã được phê duyệt nhưng cần được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Riêng đối với quy hoạch thuộc lĩnh vực xây dựng, có 6 quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ, trong đó có 3 đồ án đã được thẩm định (Bắc Kạn, Điện Biên, Đắc Nông); 2 đồ án đã được lập nhưng chưa được thẩm định (Gia Lai, Kon Tum). Do vậy, cần có xử lý chuyển tiếp đối với các quy hoạch nêu trên.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load