Thứ sáu 26/04/2024 12:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Khám phá nét đặc sắc trong trang phục truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan

13:30 | 22/10/2019

(Xây dựng) - Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với bề dày lịch sử, văn hóa đáng ngưỡng mộ, luôn có nhiều chủ đề thú vị để du khách khám phá. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nét đặc sắc về các bộ trang phục truyền thống của họ nhé!

Nhật Bản


Trang phục Kimono của Nhật Bản.

Kimono là trang phục truyền thống mang linh hồn của đất nước Nhật Bản. Một điều thú vị là màu sắc của các bộ kimono sẽ thay đổi tùy theo các mùa trong năm và tùy theo tầng lớp xã hội, theo giới tính và độ tuổi người mặc. Phụ nữ thường mặc những bộ kimono có các họa tiết hoa lá và các biểu tượng thiên nhiên, đặc biệt, trẻ em và những cô gái trẻ chưa chồng sẽ mặc những màu sắc rực rỡ và tươi sáng hơn.

Furisode là những bộ kimono trang trọng cho các cô gái bước sang tuổi 20, với đặc trưng là tay áo rất dài và rộng. Bộ furisode sẽ được các bậc cha mẹ tặng cho con gái mình như để kỷ niệm một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời: Được công nhận là một người trưởng thành và được quyền đi bầu cử. Khi cô gái đi lấy chồng, bộ kimono cô mặc hoàn toàn màu trắng và có tên là Shiromaku, nghĩa là “sự khởi đầu tinh khiết”. Khi là người phụ nữ đã có gia đình, bộ kimono cô gái mặc sẽ có tên là Tomesode. Lúc này, ống tay áo ngắn lại so với furisode, màu chủ đạo truyền thống ở thân áo là màu đen, bên dưới vạt áo có một số hoa văn đơn giản với màu sắc trang nhã.

Ngoài những bộ kimono theo lứa tuổi trên thì cũng có một loại kimono khá phổ biến là Yukata. Đây là loại kimono đơn giản, màu sắc rất sáng và dùng để mặc trong mùa hè cho mọi lứa tuổi. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách sẽ thường thấy người Nhật mặc Yukata trong các cuộc hội hè hay trong các quán trọ truyền thống.

Hàn Quốc


Trang phục Hanbok của Hàn Quốc.

Chắc hẳn du khách đã quá quen thuộc với cái tên Hanbok? Đây là loại trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Ngày nay, loại trang phục này thường được mặc trong các dịp lễ, những ngày kỷ niệm đặc biệt và là trang phục của cô dâu trong ngày cưới. Trang phục này cũng được mặc trong tang lễ hay các nghi thức tôn giáo.

Kết cấu của Hanbok khá đơn giản, bao gồm hai phần chính là áo và váy rời. Phần áo khá bó, cao hơn hông, được thắt nơ ở phía trước, phần váy rời dài từ trên hông tới chân, càng gần tới đất thì càng xòe rộng. Đặc biệt, dù cùng thuộc một bộ nhưng phần áo và chân váy của hanbok không được trùng màu nhau. Điều này đòi hỏi người mặc một gu thẩm mĩ tốt để có thể phối màu áo và váy mà không bị “lòe loẹt” hay màu sắc đối chọi nhau. Để làm cho trang phục thêm phần đặc sắc và bắt mắt, đôi khi người Hàn Quốc thêu hoặc in những họa tiết đa dạng lên bộ Hanbok của mình.

Ngoài bộ trang phục chính, người Hàn Quốc còn có các phụ kiện đi kèm như: Dwikkoji (trâm cài tóc), Norigae (sợi dây đeo ở ngang eo, rất hay được sử dụng khi mặc hanbok), Hwagwan (một loại vương miện được trang trí cầu kì)... để tô điểm làm tôn lên vẻ đẹp của bộ trang phục. Nếu có cơ hội đi du lịch Hàn Quốc một lần, du khách hãy thử check-in với những bộ hanbok nhiều màu sắc dễ thương.

Đài Loan

Sườn xám không được nhắc đến quá nhiều trên ti vi hay phim ảnh nên phần đông chúng ta không biết đến. Khác với Nhật Bản hay Hàn Quốc, thiết kế của sườn xám không mang đậm nét Á Đông mà là sự giao thoa hoàn hảo giữa nền văn hóa Trung Quốc và văn hóa phương Tây.

Chiếc sườn xám đầu tiên xuất hiện từ thời Mãn Thanh với cổ cao tròn, ống tay dài và hẹp, che hầu hết cơ thể người phụ nữ nên khá kín đáo. Trải qua thời gian với nhiều sự thay đổi và cách tân, chiếc sườn xám ngày nay đã trở nên quyến rũ hơn với thiết kế ôm sát và vạt áo xẻ cao hai bên đùi. Vì trào lưu cách tân loại áo này được bắt nguồn và lan rộng từ Thượng Hải nên ngày nay người ta vẫn còn gọi nó là áo dài Thượng Hải.

Nếu có dịp đi du lịch Đài Loan, du khách hãy tận dụng cơ hội và khoác lên người những bộ sườn xám rực rỡ màu sắc.

PV (Ảnh: Internet)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load