Thứ sáu 26/04/2024 13:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hiểm họa chực chờ

15:05 | 10/09/2019

(Xây dựng) - Sau vụ cháy tại Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/8), người ta mới bừng tỉnh. Bởi bấy lâu nay, chúng ta vẫn để hiện hữu giữa Thủ đô những nhà máy công nghiệp mà nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường sống luôn thường trực.

hiem hoa chuc cho
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Nhìn ngược thời gian qua, dễ nhận thấy, hàng loạt những bất cập trong quy hoạch phát triển công nghiệp của Thủ đô bị phá vỡ. Đầu tiên là vành đai công nghiệp được tạo lập từ công cuộc dựng xây đất nước những ngày đầu miền Bắc xã hội chủ nghĩa và sau khi thống nhất đất nước. Và, sau một thời gian phát triển, đây lại chính là các KCN gây ô nhiễm nặng nề cho Thủ đô, cần phải di dời. Nhiều nhà máy công nghiệp trước kia nằm bên rìa Thủ đô, nay đã lọt thỏm giữa trung tâm.

Chính do những bất cập này, sau khi Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 được phê duyệt, vấn đề di dời các các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu vực đô thị và khu dân cư trên địa bàn 12 quận huyện đã được đặt ra.

Tuy nhiên, công tác này được triển khai hết sức chậm chạp. Đến tháng 9/2018, còn tới 113 cơ sở công nghiệp chưa được di dời. Và sự chậm trễ này ngày càng bộc lộ nhiều nguy hiểm. Vụ cháy năm 2014 tại KCN Vĩnh Tuy vẫn hiển hiện với những thiệt hại của DN và người dân. Và mới nhất, vụ cháy tại Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (28/8) đã và đang để lại nhiều nguy cơ chưa thống kê được.

Kết quả công bố của Bộ TN&MT sau vụ cháy cho thấy, so sánh với các tiêu chuẩn khuyến cáo của WHO và châu Âu, ATSDR - Mỹ, Canada, trong khoảng từ hàng rào nhà máy đến khoảng cách 200m, các mẫu hấp phụ thủy ngân đều có giá trị nằm trong ngưỡng khuyến cáo của WHO và châu Âu (ngưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe con người tại khu vực đô thị).

Theo phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 33 KCN, khu công nghệ cao. Thế nhưng, sau những điều chỉnh, đến nay, Hà Nội đã có 38 khu, cụm công nghiệp. Sự phát triển nhanh và mạnh này đã góp phần vào gia tăng giá trị tăng trưởng của Thủ đô, song cũng đặt môi trường đô thị của TP vào nhiều thử thách với những nguy cơ tiềm ẩn.

Nguy hiểm hơn, nhìn vào danh mục các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thủ đô có thể thấy, bốn bề Hà Nội đều phát triển các KCN. Nghĩa là bất cứ hướng gió nào, vào mùa nào - nội thành Thủ đô cũng phải chịu không khí công nghiệp gây ô nhiễm. Chính những KCN này là thủ phạm gây lên bao hệ lụy về môi trường sống.

Sự tồn tại các nhà máy công nghiệp giữa lòng Thủ đô đang góp phần gia tăng ô nhiễm, tạo ra nhiều hệ luỵ, thậm chí nguy cơ bên bờ của thảm họa môi trường trong đô thị. Biết là thế, nhưng dường như động thái tích cực từ các nhà quản lý vẫn chưa thực sự khiến người dân an lòng.

Cẩm Tú

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load