Thứ ba 19/03/2024 10:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đi không được, ở không xong tại làng đại học 10.000 tỷ treo 2 thập kỷ

16:26 | 18/10/2019

Dự án làng đại học 10.000 tỷ ở Đà Nẵng sau hơn 20 năm quy hoạch vẫn gần như án binh bất động. Người dân không được cải tạo nhà cửa, đi không được, ở không xong.

Dự án làng đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt từ năm 1997, với quy mô 300 ha. Trong đó, 190 ha thuộc phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), còn lại 110 ha thuộc phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).

Do thiếu vốn nên hơn 20 năm qua mới có 3 ngôi trường trong vùng dự án cơ bản hoàn thiện, gồm: Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn, Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng và Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông (trực thuộc Đại học Đà Nẵng).

Dự án bị "treo" quá lâu khiến hàng trăm người dân Quảng Nam và Đà Nẵng không được cải tạo, xây mới nhà cửa. Lý do là những ngôi nhà này nằm trong vùng quy hoạch dự án.

Bà Nguyễn Thị Thêm (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) bức xúc nói ngôi nhà của gia đình đã xây từ 20 năm trước và xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều lần bà xin chính quyền tu sửa nhà để ở nhưng không được vì diện tích đất nằm trong vùng dự án.

Cũng giống như bà Thêm, tại phường Hòa Quý có đến hàng chục ngôi nhà bị xuống cấp. Nhiều người phải đóng cửa đi nơi khác ở.

"Tôi có 100 m2 đất ở phường Hòa Quý nhưng vẫn phải đi thuê nhà ở. Nhiều lần tôi lên xin chính quyền xây ngôi nhà tạm để tá túc nhưng không được vì lãnh đạo nói đất nhà tôi trong vùng quy hoạch, nếu xây nhà thì sau này sẽ phát sinh tiền bồi thường", ông Nguyễn Văn Nam (ngụ quận Ngũ Hành Sơn) nói.

Nhiều hộ dân yêu cầu chính quyền phải sớm trả lời dứt khoát dự án làng đại học Đà Nẵng đến bao giờ triển khai.

"Nếu dự án triển khai thì thời gian là lúc nào? Dự án treo 2 thập kỷ rồi mà cứ để vậy thì lãng phí tài nguyên, người dân thì mỏi mòn chờ đợi", bà Thêm nói.

Theo quan sát, nhiều ngôi nhà dang dở rồi bỏ hoang nên cỏ mọc um tùm. Nhiều hạng mục đã có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp.

Người dân sở tại cho hay nhà cửa, ruộng vườn bỏ hoang khiến nơi đây trở thành "điểm đến" của những thanh niên nghiện ma túy, gây mất an ninh trật tự.

Đây là ngôi nhà tạm của một hộ dân phường Hòa Quý. Gia chủ cho biết ông đã treo biển bán nhà nhiều tháng nhưng không ai mua vì diện tích đất nằm trong vùng dự án. "Bây giờ chúng tôi đi cũng không được, mà ở cũng không xong vì nhà xuống cấp thế này sao mà tá túc được", một người dân phản ánh.

Lãnh UBND phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, cho biết việc dự án bị "treo" quá lâu khiến người dân địa phương khó khăn về chỗ ở. Dân bức xúc phản ánh nhiều lần nhưng do thiếu vốn nên dự án vẫn giẫm chân tại chỗ.

Lãnh đạo UBND phường Hòa Quý thừa nhận có nhiều hộ dân bức xúc về chỗ ở nhưng cũng có một số cá nhân lại lén lút xây dựng trái phép các hạng mục trên đất nằm trong vùng quy hoạch để chờ đền bù. Việc dự án chậm triển khai khiến chính quyền lúng túng.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND Đà Nẵng, cho hay dự án làng đại học "treo" quá lâu khiến địa phương cũng rơi vào thế bí. "Tuy nhiên, đây là dự án của Trung ương nên ngoài tầm kiểm soát của địa phương", ông Thơ nói.

Vị trí gần dự án ở phường Hòa Quý và một phần ở huyện Điện Bàn. Ảnh: Google Maps.

Làng đại học là khu chức năng đặc thù, trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia và quốc tế. Tổng quy mô phục vụ của dự án đến năm 2035 là 66.000 người, gồm 60.000 sinh viên và khoảng 6.000 giảng viên, cán bộ. Dự án có số vốn dự kiến khoảng 10.000 tỷ đồng.

 

Theo Đoàn Nguyên - Bùi Toàn/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Bụi thi công sân bay Long Thành vượt quy chuẩn cho phép

    (Xây dựng) - Kết quả quan trắc từ đầu mùa khô 2023 (tháng 11) đến nay cho thấy, ô nhiễm bụi khu vực thi công Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) vượt quy chuẩn quy định từ 1,24-2,98 lần. Bụi bẩn đã ảnh hưởng rất lớn đến các khu dân cư lân cận và giao thông đi lại của người dân.

  • Vĩnh Phúc: Siết chặt công tác quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) – Thời gian qua, các Sở, ngành liên quan và các địa phương tăng cường công tác quản lý, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, xử lý dứt điểm các vi phạm, không để phát sinh mới theo tinh thần Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD).

  • Vĩnh Phúc: Hơn 1.000 tỷ đồng cho vay đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

    (Xây dựng) - Thực hiện cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) có hơn 53.700 khách hàng đang vay vốn với tổng dư nợ cho vay của chương trình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đạt hơn 1.000 tỷ đồng.

  • Yên Bái: Cần cơ chế mới cho việc xuất khẩu sản phẩm từ quế

    (Xây dựng) - Cây quế vốn là một loại cây đã gắn bó nhiều năm qua đối với người dân tộc Dao vùng rừng núi tỉnh Yên Bái. Xong nó chỉ phát triển nhiều ở hai huyện Văn Yên vì khí hậu, thổ nhưỡng ở hai huyện này phù hợp với đặc tính của cây quế. Tuy nhiên, để trồng và thu hoạch sản phẩm từ quế, người nông dân phải vất vả từ 15 đến 20 năm trở lên. Như vậy, gắn liền với sự trưởng thành của cây quế là bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của người nông dân miền sơn cước phải đổ xuống. Sản phẩm thu được từ cây quế chính là vỏ, khi cây đến thời kỳ khai thác được, người ta phải chặt hạ cây quế xuống, dùng dụng cụ để bóc vỏ phơi khô đem bán còn thân cây thì làm củi đốt.

  • Ninh Bình: Tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và trật tự xây dựng.

  • Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa

    (Xây dựng) – Sở Giao thông vận tải Lào Cai vừa có Tờ trình số 112/TTr-SGTVT gửi UBND tỉnh về việc thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load