Thứ sáu 03/05/2024 01:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Yêu cầu đáp ứng vật liệu san lấp cho các dự án trọng điểm giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long

08:46 | 16/09/2023

(Xây dựng) – Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ để bảo đảm đủ vật liệu san lấp nền đường cho các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông Vận tải khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Yêu cầu đáp ứng vật liệu san lấp cho các dự án trọng điểm giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với các địa phương về triển khai các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày 5/9 tại Cần Thơ (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN).

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 378/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc về bảo đảm nguồn vật liệu cho các dự án trọng điểm ngành Giao thông Vận tải khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Thông báo nêu rõ, việc cung cấp cát của các chủ mỏ còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu; các tỉnh chưa xác định được đủ nguồn cung cấp... làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, nhất là dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Cần Thơ-Cà Mau đang phải thi công rất chậm do thiếu nguồn cát san lấp.

Đánh giá toàn diện về việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp

Để bảo đảm đủ vật liệu san lấp nền đường cho các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông Vận tải khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ.

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu rà soát lại tiến độ các dự án cao tốc thuộc trách nhiệm quản lý; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Nhân dân các địa phương điều phối hiệu quả hoạt động cung cấp vật liệu cát san lấp nền đường cho các dự án giao thông trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long theo quy định của pháp luật.

Thành lập Tổ công tác do lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải làm Tổ trưởng, có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học... để tư vấn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề vướng mắc về kỹ thuật, pháp lý; hướng dẫn khảo sát mỏ mới, khu vực có tiềm năng để hoàn thiện các thủ tục có liên quan.

Khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chức năng đánh giá toàn diện về việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp; lưu ý đánh giá kỹ yêu cầu về cơ lý, môi trường, hiệu quả kinh tế, hoàn thành trong quý 4 năm 2023.

Cùng với Ủy ban Nhân dân các địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan giải quyết dứt điểm các tồn tại về giải phóng mặt bằng, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường điện... trong phạm vi tuyến cao tốc thuộc phạm vi quản lý.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các địa phương xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá tác động môi trường tổng thể, làm cơ sở cấp phép khai thác mỏ trực tiếp cho nhà thầu thi công các dự án theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà thầu không đủ năng lực khai thác mỏ thì có thể hợp tác với doanh nghiệp có đủ năng lực, kinh nghiệm khai thác theo quy định của pháp luật dân sự; nhà thầu thi công (được cấp có thẩm quyền giao mỏ vật liệu) phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với việc sử dụng nguồn vật liệu đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.

Trong tháng 9 phải hoàn thành thủ tục đưa những mỏ mới vào hoạt động

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long báo cáo về thực tế triển khai, nhất là các vướng mắc làm chậm trễ trong cấp phép nâng công suất mỏ đang khai thác; gia hạn mỏ đã hết thời hạn khai thác; không giao được các mỏ mới (dù đã cắt giảm, đơn giản hóa trình tự, thủ tục); việc quản lý khai thác, sử dụng, điều phối nguồn vật liệu san lấp theo hướng ưu tiên tiến độ các dự án...

Chủ động phối hợp với Bộ Công an trong điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp khai thác có sai phạm; đồng thời phải có giải pháp tháo gỡ để các mỏ tiếp tục hoạt động, không làm ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vật liệu cho các dự án; lưu ý thực hiện tốt công tác giám sát để bảo vệ môi trường, chống sạt lở.

Xem xét phương án tận dụng nguồn vật liệu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, các cù lao, cồn cát giữa sông trên địa bàn để làm vật liệu san lấp phục vụ cho dự án cao tốc, trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường và dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố lập tổ công tác liên ngành của địa phương để giám sát hoạt động khai thác mỏ vật liệu để cung ứng cho các dự án cao tốc trọng điểm quốc gia, không để xảy ra việc sử dụng tài nguyên không đúng mục đích. Chỉ đạo các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu cho lãnh đạo địa phương khi thực hiện cơ chế đặc thù trong cấp phép, gia hạn, nâng công suất khai thác mỏ (trong đó có mỏ đã hết hạn nhưng vẫn còn trữ lượng hoặc hết thời kỳ quy hoạch).

Trong tháng 9 năm 2023 phải hoàn thành thủ tục đưa những mỏ mới vào hoạt động, thực hiện gia hạn, nâng công suất các mỏ hiện có hoặc đã hết hạn nhưng vẫn còn trữ lượng (nhất là các mỏ trên địa bàn tỉnh An Giang).

Trong năm 2023, phải hoàn thiện thủ tục cấp phép, khai thác theo cơ chế đặc thù đối với tất cả mỏ vật liệu phục vụ dự án cao tốc trọng điểm quốc gia theo đúng nghị quyết của Quốc hội. Tiếp tục rà soát các mỏ vật liệu trên địa bàn, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đánh giá khả năng khai thác để cung cấp cho các dự án giao thông trọng điểm, giải quyết tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Chủ động đề ra hướng giải quyết đối với việc chậm tiến độ, thiếu nguyên vật liệu san lấp

Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công phải xác định rõ trách nhiệm của mình, chủ động đề ra hướng giải quyết đối với việc chậm tiến độ, thiếu nguyên vật liệu san lấp, ảnh hưởng đến tiến độ, an toàn, chất lượng công trình...; xác định rõ nguyên nhân (do khâu khảo sát thiết kế, năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, thời tiết, thiên tai…) để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đối với các dự án sắp triển khai, rà soát thiết kế kỹ thuật, nhất là thiết kế cao độ nền đường, phương án thi công để bảo đảm phòng ngừa nguy cơ sạt lở, sụt lún, ngập úng, tác động xấu đến môi trường tại các khu vực chưa có đánh giá đầy đủ về địa chất, thủy văn... Nhất là đối với đặc thù ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có mùa nước nổi, nên việc thiết kế cao độ nền đường, hệ thống cống thoát nước phải vừa bảo đảm không bị ngập khi lũ về, vừa duy trì khả năng thoát lũ hiệu quả cho cả vùng.

Trong quá trình thi công, nếu phát hiện nguy cơ phát sinh sự cố, rủi ro do trong giai đoạn thiết kế chưa thu thập đầy đủ số liệu, đánh giá kỹ tác động môi trường, hoặc tình huống bất khả kháng, thì phải có giải pháp khắc phục kịp thời, tuyệt đối không để ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

Cấp phép khai thác mỏ cho nhà thầu

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang báo cáo ngay về hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh An Giang; trong đó xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý, vi phạm của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nhưng không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp vật liệu san lấp phục vụ các dự án đường cao tốc.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cấp phép khai thác mỏ cho nhà thầu để bảo đảm đủ nguồn cát san lấp cho dự án Cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Cần Thơ-Cà Mau theo chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, hoàn thành trước ngày 25/9/2023; đồng thời có trách nhiệm điều phối đủ nguồn cát san lấp cho các dự án cao tốc đi qua địa bàn.

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu phải thẳng thắn, phản ánh chính xác tình hình, chỉ ra đúng nguyên nhân của tình trạng không bảo đảm vật liệu san lấp theo đúng tiến độ các dự án cao tốc ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; phải xác định rõ trữ lượng, số lượng mỏ vật liệu san lấp (mỏ cát) có khả năng khai thác; cùng chung tay, tìm ra giải pháp, triển khai ngay việc cung cấp vật liệu san lấp đắp nền đường cho các dự án (đặc biệt là tuyến Cao tốc Cần Thơ-Cà Mau), báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện tại Phiên họp lần thứ 8 Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Cửu Long xem xét phương án tận dụng nguồn vật liệu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, các cù lao, cồn cát giữa sông trên địa bàn để làm vật liệu san lấp phục vụ cho dự án cao tốc, trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường và dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đắk Nông: Đối mặt với thách thức và cơ hội trong quy hoạch khai thác bô xít

    (Xây dựng) – Là một trong những tỉnh có trữ lượng bô xít lớn nhất cả nước, chiếm 60% tổng trữ lượng, Đắk Nông đang đối mặt với những thách thức và cơ hội đối với phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Điển hình như tại huyện Đắk Song với diện tích hơn 80.000ha, đang đối diện với một thách thức đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội do quy hoạch thăm dò bô xít chiếm một phần lớn diện tích địa phương.

  • Không có giải pháp vật liệu, các dự án ở Bến Tre chậm tiến độ ai chịu trách nhiệm?

    (Xây dựng) - Dự kiến năm trong năm 2024, tỉnh Bến Tre sẽ khởi công xây dựng câu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre, cầu Đình Khao kết nối với tỉnh Vĩnh Long, nhà máy sản xuất hydroxanh và tới đầu năm 2025 khởi công xây dựng công trình cống âu thuyền An Hóa ngăn nước mặn từ sông Tiền vào sông Ba Lai… Thế nhưng nguồn cung vật liệu hiện nay đang thiếu hụt, nếu địa phương không có giải pháp, các dự án giao thông khởi công xong nhưng không thể triển khai thi công, chậm tiến độ thì ai chịu trách nhiệm?

  • Quảng Nam: Chấp thuận dự án khai thác đất sét, đất san lấp cho Công ty TNHH Thiện Tâm với diện tích 27,8ha

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu đã có Quyết định số 1024 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đối với dự án khai thác khoáng sản đất sét, đá sét bán phong hóa làm vật liệu xây dựng thông thường và đất làm vật liệu san lấp công trình tại xã Đại Phong và xã Đại Tân huyện Đại Lộc.

  • Hội nghị thường niên Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Tấm lợp Việt Nam năm 2024 tổ chức Hội nghị thường niên năm 2024.

  • Khai mạc Triển lãm ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng SACABUILD Đồng Nai

    (Xây dựng) - Ngày 26/4, Triển lãm ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng SACABUILD Đồng Nai (Triển lãm SACABUILD) đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Đồng Nai. Đây là triển lãm đầu tiên về ngành Vật liệu xây dựng do Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (SACA) và Chi hội ngành Cửa Thành phố Hồ Chí Minh (SADOOR) phối hợp tổ chức.

  • Lam nhôm chắn nắng Đồng Tâm - Vật liệu chắn nắng vượt trội

    (Xây dựng) - Lam nhôm chắn nắng Đồng Tâm là giải pháp hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm vật liệu chắn nắng hiệu quả, bền bỉ và thẩm mỹ cao. Sản phẩm được làm từ nhôm cao cấp, với nhiều mẫu mã đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Với nhiều ưu điểm vượt trội, lam nhôm Đồng Tâm ngày càng được tin dùng bởi các kiến trúc sư, nhà thầu và gia chủ.

Xem thêm
  • Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024

    (Xây dựng) – Triển lãm Quốc tế Vietbuild Đà Nẵng 2024 sẽ được diễn ra tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng từ ngày 9 – 13/5. Sự kiện do Trung tâm thông tin (Bộ Xây dựng), Công ty Tổ chức Triển lãm Quốc tế Xây dựng Vietbuild, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

    13:18 | 26/04/2024
  • Koffmann giới thiệu sản phẩm cao cấp Classic tại Hội nghị khách hàng 2024

    (Xây dựng) - Trên hành trình chinh phục thị trường cửa thép vân gỗ, Koffmann luôn khẳng định vị thế thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp với những sản phẩm chất lượng cao. Trong năm 2024, Koffmann đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với sự kiện Lễ ra mắt sản phẩm mới Classic và Hội nghị khách hàng thường niên được tổ chức vào ngày 25/4 vừa qua. Đây là sự kiện đặc biệt đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng của Koffmann, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu của thương hiệu trong ngành cửa thép vân gỗ.

    11:42 | 26/04/2024
  • Hải Dương: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản

    (Xây dựng) - Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, nguy cơ thất thoát tài nguyên, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh Hải Dương có công văn gửi các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai hàng loạt giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản.

    09:26 | 26/04/2024
  • Sản xuất cát nhân tạo với công nghệ xanh

    (Xây dựng) – Đây là một nội dung được đề cập tại Hội thảo về sản xuất cát nhân tạo thay thế cát tự nhiên do Công ty Nguyễn Vinh - nhà thầu cung cấp dây chuyền thiết bị, dịch vụ và giải pháp công nghệ mới trong các ngành công nghiệp xây dựng và khai khoáng tại Việt Nam, phối hợp cùng Tập đoàn Terex - một trong 3 tập đoàn lớn nhất thế giới trong ngành thiết bị và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tổ chức, ngày 25/4.

    16:00 | 25/04/2024
  • Cửa thông minh - Giải pháp mới cho các gia đình đa thế hệ

    (Xây dựng) - Trong thời đại công nghệ AI ứng dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, nhiều gia đình đã đầu tư các thiết bị thông minh như: ti vi điều khiển bằng giọng nói, đèn cảm ứng, robot hút bụi… Cùng với đó, cửa thông minh cũng là xu thế được ưu tiên lựa chọn.

    16:57 | 24/04/2024
  • Thanh Hóa: Phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

    (Xây dựng) –UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1585/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh năm 2024 - mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc, diện tích 7,0ha.

    11:27 | 24/04/2024
  • Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

    09:12 | 24/04/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 333/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    09:07 | 24/04/2024
  • Bình Định: Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

    (Xây dựng) – “Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn”, đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn tại Công văn số 2814 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh và công tác hậu kiểm sau cấp phép khai thác đối với mỏ vật liệu.

    11:14 | 23/04/2024
  • Sơn Kansai và bước ngoặt sang chu kỳ tăng trưởng bền vững

    (Xây dựng) - Năm 2024, hành trình tô màu cuộc sống của Kansai tại Việt Nam sẽ tiến đến “bước ngoặt sang chu kỳ tăng trưởng bền vững", đánh dấu việc Kansai chính thức hoạt động độc lập với tên gọi Công ty TNHH Sơn Kansai Việt Nam (KANSAI PAINT VIETNAM CO.,LTD) - doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản.

    15:25 | 22/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load