(Xây dựng) - Nâng cao chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD) không chỉ dừng lại ở việc cải tiến sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự kết hợp giữa hiểu biết sâu sắc của chuyên gia về kỹ thuật, địa chất, công nghệ, cùng chuỗi cung ứng hiệu quả để gia tăng tính bền vững cho công trình.
Những thách thức khi nâng cao chất lượng công trình
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong nước đã có bước phát triển mạnh mẽ. Từ việc phải phụ thuộc vào nhập khẩu trước năm 2010, đến nay các doanh nghiệp đã có khả năng tự chủ sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng và phát triển hạ tầng trên phạm vi cả nước.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các sản phẩm VLXD ngày càng được cải tiến chất lượng cũng như bổ sung các tính chất đặc biệt giúp cho công trình kiến trúc hiện đại đạt được hiệu quả cao về công năng thiết kế, tính thẩm mỹ, độ an toàn, đặc biệt là tối ưu chi phí cho công trình. Thực tế, VLXD chiếm tới 60-70% tổng chi phí xây dựng một công trình. Nghĩa là nếu một công trình có tổng giá trị 100 tỷ đồng, nếu sử dụng VLXD chất lượng sẽ giúp chủ thầu tiết kiệm 40 tỷ đồng cho công tác sửa chữa hư hại.
Sử dụng VLXD chất lượng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. |
Tuy vậy, con đường VLXD chất lượng đến tay chủ thầu còn nhiều thách thức. Cụ thể, Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, đòi hỏi VLXD phải đáp ứng các tiêu chí về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng cho các công trình. Bên cạnh đó, công tác tư vấn giám sát từ chuyên gia giàu kinh nghiệm chưa được chú trọng, chưa giúp chủ đầu tư tối ưu hóa chất lượng, tiến độ, chi phí bỏ ra và lợi nhuận của các dự án xây dựng.
Cuối cùng, các quy định về khả năng cung ứng trong hồ sơ mời thầu như có nguồn cung ứng vật liệu, thiết bị thi công chủ yếu trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tiến độ thi công của dự án cũng có thể là rào cản, khiến nhà thầu khó tiếp cận được những sản phẩm phù hợp nhất.
3 điểm chạm của một hệ sinh thái giải pháp
Từ những thách thức trên, các doanh nghiệp VLXD cần xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh với 3 điểm chạm: Sản phẩm chất lượng, chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuỗi cung ứng hiệu quả để nâng tầm dự án và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, sản phẩm chất lượng là điểm chạm quan trọng, có tác động trực tiếp đến chất lượng của công trình.
Thực tế, một sản phẩm chất lượng không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà còn phải hoạt động tốt trong điều kiện địa chất và khí hậu tự nhiên, hạn chế phát thải CO2, đồng thời đảm bảo chức năng riêng biệt của từng loại công trình. Cụ thể, để gia tăng khả năng chống chịu của trụ điện gió trong môi trường khắc nghiệt của đại dương, đơn vị thi công có thể tham khảo vữa cường độ cao như SikaGrout® - 9800 giúp kháng lại sự ăn mòn của nước biển, sự rung động mạnh của sóng và gió; đặc biệt là làm giảm 10% chi phí lắp đặt.
Hay để nâng cao sự an toàn và sạch sẽ của sàn y tế, Sika có giải pháp sàn Sika ComfortFloor® không mối nối, không mùi, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt nhất, nâng cao tuổi thọ lên đến trên 30 năm mà không cần đến những công đoạn cải tạo phức tạp và tốn kém về sau.
Bên cạnh hệ sản phẩm chất lượng cao, Sika còn có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm không chỉ mang đến các giải pháp tối ưu nhất, mà còn đồng hành cùng khách hàng trước, trong và sau quá trình thi công. Đây cũng là nguồn nhân lực chủ chốt trong các hội thảo, sự kiện của Sika nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cho đối tác, chủ thầu.
Sở hữu chuỗi cung ứng hiệu quả với hàng trăm nhà phân phối khắp 3 miền tổ quốc cũng là một lợi thế giúp Sika đáp ứng nhanh chóng đáp ứng nhu cầu vật liệu của công trình, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm thiểu rủi ro chi phí phát sinh.
Sika sở hữu hệ sinh thái giải pháp toàn diện, đáp ứng mọi nhu cầu của công trình. |
"Để giải quyết bài toán kỹ thuật phức tạp với tiến độ thi công gấp rút của dự án Đường vành đai 3, các chuyên gia Sika đã tư vấn sử dụng chất kết nối Sikadur®-732 (AB) 1KG ERLA để kết dính vĩnh viễn vữa hoặc bê tông mới với các loại vật liệu khác nhau thành một cấu kiện vững chắc. Bên cạnh đó, phụ gia bê tông thế hệ mới Sika® ViscoCrete® SKY 8713 với khả năng giữ ổn định độ linh động của bê tông trong thời gian dài giúp quá trình thi công thuận lợi và thay thế xi măng hiệu quả hơn. Các giải pháp của Sika không những góp phần kiến tạo thêm một công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội, mà còn là minh chứng cho hiệu quả của hệ sinh thái giải pháp của Sika"
Trong bối cảnh thị trường ngày càng khắt khe, việc xây dựng hệ sinh thái giải pháp toàn diện không những giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững của ngành VLXD. Điều này được minh chứng qua thành công của hệ sinh thái giải pháp "3 trong 1" của Sika trong các dự án lớn khắp cả nước như Đèo Cả, Công ty Cổ phần Dược Danapha, sân bay Đà Nẵng…
Nam Anh
Theo