(Xây dựng) - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện A được UBND huyện A giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng trường mầm non. Trong các hạng mục công trình thi công của dự án có hạng mục hạ cost, san nền tạo mặt bằng (đất phát sinh từ quá trình hạ cost nền sẽ được sử dụng đắp vào các vị trí có cost thấp hơn để tạo mặt bằng).
Ảnh minh họa. |
Ban Quản lý dự án đầu tư huyện A đã lập hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác đất san lấp trong diện tích công trình trường mầm non và được UBND tỉnh ban hành Bản xác nhận.
Tuy nhiên, Ban Quản lý dự án không trực tiếp thi công việc san nền tạo mặt bằng mà thuê một đơn vị khác là công ty B thi công. Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản thì tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Ông Nguyễn Hải Đăng (Thái Nguyên) hỏi, đối tượng phải nộp tiền cấp quyền khai thác đối với khối lượng đất san lấp đã đăng ký khai thác cho công trình này là Ban Quản lý dự án đầu tư huyện hay công ty B?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Đối tượng, phạm vi và phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đã được Chính phủ quy định cụ thể tại Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31/7/2019 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Theo đó, tại khoản 2 Điều 2 quy định về đối tượng áp dụng:
"2. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản không qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản".
Do vậy, đối tượng nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trong trường hợp thực hiện dự án xây dựng trường mầm non là tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền cho phép khai thác khoáng sản.
Đối với câu hỏi của ông Nguyễn Hải Đăng, trường hợp Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện A đã được UBND tỉnh cấp bản xác nhận cho phép khai thác khoáng sản đất san lấp trong diện tích công trình trường mầm non thì thuộc đối tượng phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Ngọc Linh
Theo