Thứ sáu 26/04/2024 09:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Yêu cầu chủ sở hữu chấp hành quy định về cải tạo và bảo trì biệt thự cũ

20:13 | 23/03/2021

Do việc quản lý chưa chặt chẽ, nên vẫn đang có tình trạng chủ sở hữu nhiều căn biệt thự cũ đã tự ý sửa chữa, cơi nới, cải tạo không đúng hiện trạng ban đầu, thậm chí phá dỡ để xây mới.

yeu cau chu so huu chap hanh quy dinh ve cai tao va bao tri biet thu cu
TPHCM yêu cầu tăng cường kiểm tra hoạt động cải tạo biệt thự cũ. Ảnh: Quang Duy

TP.HCM là địa phương có số lượng biệt thự cũ rất lớn với hàng nghìn căn biệt thự cũ lớn nhỏ; trong đó, có nhiều biệt thự có tuổi đời hàng trăm năm, có nhiều giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa. Tuy nhiên, do việc quản lý chưa chặt chẽ, bất cập, đồng bộ nên công tác bảo tồn hiện nay gặp nhiều khó khăn, chủ sở hữu nhiều căn biệt thự cũ đã tự ý sửa chữa, cơi nới, cải tạo không đúng hiện trạng ban đầu, thậm chí phá dỡ để xây mới.

Ủy ban nhân dân TP.HCM mới đây đã ban hành Quyết định số 934 về danh mục biệt thự cũ trên địa bàn thành phố đã được phân loại. Theo đó, có 20 biệt thự cũ được phân loại theo 3 nhóm.

Ủy ban nhân dân TP.HCM yêu cầu các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thực cũ thuộc danh mục nêu trên có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo biệt thự cũ. Trong đó, tuân thủ các quy định của Luật Nhà ở. Trường hợp là biệt thự cũ thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; trường hợp là biệt thự cũ có giá trị nghệ thuật, lịch sử, văn hóa phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý di sản văn hóa.

Đối với biệt thự cũ thuộc nhóm 1 phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao. Đối với biệt thự cũ thuộc nhóm 2 phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài. Đối với biệt thự cũ thuộc nhóm 3 thực hiện theo các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc và pháp luật về xây dựng.

Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu biệt thự cũ thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Khoản 4 Điều 87 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014 của Quốc hội. Cụ thể, không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của biệt thự cũ. Không được phá dỡ biệt thự cũ nếu chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của Sở Xây dựng; trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của biệt thự cũ. Không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài biệt thự cũ.

UBND TPHCM cũng yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp với UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đối với các biệt thự cũ, nhất là các biệt thự cũ đã được phân loại vào nhóm 1, nhóm 2 và các biệt thự cũ đang trong quá trình được phân loại; chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tự ý tháo dỡ, chia cắt biệt thự cũ trái quy định pháp luật.

Chỉ ra nguyên nhân tồn tại khiến việc bảo tồn di sản, di tích còn nhiều hạn chế, TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM, cho rằng kiến thức của đội ngũ quản lý nhà nước nói chung và đội ngũ quản lý các di tích nói riêng không theo kịp sự phát triển của xã hội. Chưa kể, quyết tâm bảo tồn không đủ nên nhiều di sản giá trị không giữ được. Theo TS Võ Kim Cương, để công tác bảo tồn hiệu quả, nhà nước phải có chính sách hài hòa giữa chủ sở hữu di sản và cơ chế bảo tồn, song song đó công khai thông tin, quy hoạch quanh di tích để người dân được rõ.

Theo Gia Miêu/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load