(Xây dựng) - Khu đô thị mới về phía Tây Bắc và phía Nam thành phố Biên Hoà là khu vực xây dựng hiện hữu và phát triển mới để "giảm áp lực" quá tải của đô thị nội đô lịch sử, sắp xếp dân cư tự phát, nâng cao đời sống dân cư hiện hữu.
Hình ảnh khu vực tái thiết mở rộng của khu vực nội thành về phía Tây Bắc và phía Nam thành phố. |
Theo đó, nén dân cư theo mô hình TOD tại các khu vực ga đường sắt đô thị, để tạo điều kiện quỹ đất phát triển các hạ tầng xã hội cho dân cư và xây dựng các đơn vị ở mới. Trong đó xây dựng các khu tái định cư và nhà ở xã hội làm tiền đề thu hút dân cư, giảm tải áp lực cho khu đô thị hiện hữu phía Bắc thành phố Biên Hòa. Khuyến khích gia tăng không gian mở và các tiện ích phục vụ cộng đồng tại chỗ.
Hình thành các khu nhà ở với nhiều loại hình trung cấp, tái định cư, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các phường: Tân Hạnh, Hóa An, Phước Tân, Tam Phước, An Hòa, Long Hưng. Xây dựng các trung tâm công cộng đô thị, khu đô thị mới theo các tuyến đường chính và đường hướng tâm. Hoàn thiện trung tâm thể thao cấp vùng tại phường Phước Tân - Tam Phước.
Hình thành hệ thống các trung tâm dịch vụ chất lượng cao và tăng cường không gian mở, cây xanh và mặt nước. Từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp ra ngoài, quỹ đất này ưu tiên phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ người dân trong khu vực, phần còn lại phát triển thương mại, dịch vụ, văn phòng cao cấp hoặc các cơ sở sản xuất công nghệ cao (không ô nhiễm môi trường).
Ưu tiên khai thác quỹ đất dọc suối Săn Máu kết hợp hệ sinh thái, cây xanh thảm thực vật, hệ thống thoát nước và tạo thành chuỗi các công viên, cây xanh, hoàn chỉnh kết nối với hệ thống cây xanh sông Đồng Nai và sông Cái. Nghiên cứu hệ thống mương thoát nước kết hợp cây xanh kết nối các sông suối: Suối Săn Máu, suối Chùa, suối Bà Lúa, suối Linh… Phát triển đô thị mới và khuyến khích điều chỉnh các khu đô thị đang, sẽ xây dựng theo hướng đô thị gắn với các dịch vụ đô thị trung cấp và phục vụ nhu cầu nhà ở xã hội, tái định cư và khu ở biệt thự cao cấp. Từng bước di chuyển các cơ sở sản xuất ra ngoài, quỹ đất này ưu tiên phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ người dân trong khu vực, phần còn lại phát triển thương mại, dịch vụ nhà ở, văn phòng cao cấp hoặc các cơ sở sản xuất công nghệ cao (không ô nhiễm môi trường). Khai thác thêm quỹ đất, sàn cho hệ thống thương mại dịch vụ, trụ sở cơ quan, văn phòng.
Trong dự thảo đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung của thành phố Biên Hoà đến năm 2045, dự kiến đến năm 2030, sẽ xây dựng các khu tái định cư và nhà ở xã hội, gần với các trung tâm công cộng, trung tâm thương mại, du lịch lớn để thu hút một phần dân cư, giãn dân các khu vực. Sau đó sẽ xác định quỹ đất để xây dựng các nhà ở cao tầng với chất lượng tốt để nén dân cư, tạo quỹ đất xây dựng các tiện ích công cộng và cây xanh, giao thông (ưu tiên nén dân cư theo mô hình TOD tại các vị trí gần các ga đường sắt và các khu vực đầu mối giao thông).
Với quy mô diện tích khoảng 1.300ha, dân số quy hoạch khoảng 100 nghìn người trọng điểm đô thị phía Nam – Khu đô thị cửa ngõ, phát huy vị trí thuận lợi gần sân bay Long Thành, các Khu công nghiệp tại Biên Hòa, các trường đại học trong vùng.
Bên cạnh đó, hình thành trọng điểm đô thị với chức năng công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu đào tạo, logistics liên quan đến hàng không, hỗ trợ cho sự phát triển của sân bay Long Thành và hình thành cửa ngõ phía Nam của thành phố.
Bố trí hệ thống giao thông công cộng như xe buýt để đi đến sân bay Long Thành. Thu hút các ngành liên quan sân bay như: Dịch vụ hậu cần, logistics, các ngành công nghệ cao. Ưu tiên phát triển không gian đô thị với cơ sở hạ tầng xanh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào khu công nghệ cao, cần tạo ra một không gian đô thị thân thiện với môi trường.
Trọng điểm đô thị phía Nam – Khu đô thị cửa ngõ, đô thị hỗ trợ sân bay Long Thành. |
Để phát triển xứng tầm các khu đô thị mới ở Tây Bắc và phía Nam thành phố Biên Hoà cần giảm quy mô dân số đối với khu vực nội đô. Mặc dù thành phố đã xây dựng 1 số các khu đô thị mới ở ngoại ô Thành phố như: Khu đô thị Long Hưng, Khu Tái Định Cư Bửu Long, các khu đô thị ở xã Long Hưng, cù lao Tân Vạn… nhưng dân số đô thị tiếp tục tăng trong khu nội đô, và các khu đô thị mới chưa xây dựng đồng bộ, lý do chủ yếu là cơ sở hạ tầng tại khu ngoại thành chưa đồng bộ.
Từ nay đến năm 2030, cần phải tiếp tục phát triển các khu đô thị mới, lấp kín các khu đô thị đã hình thành từ giai đoạn trước và có chính sách di dân từ các khu vực nội thành cũ tới. Ngoài ra có thể áp dụng một số biện pháp ủng hộ về tài chính để khuyến kích người dân di dời đến nơi ở mới. Thu hút dân cư đến các khu vực mới bằng các cơ hội việc làm mới từ các ngành thương mại, du lịch, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề dần từ công nghiệp sang dịch vụ.
Bên cạnh đó, cần kiểm soát về tính chất sử dụng đất do khu vực nội thành hầu hết đã xây dựng theo các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Để giải quyết các vấn đề tồn tại trong khu vực nội thành, cần phải kiểm soát tất cả các khu vực có khả năng tái đầu tư hoặc xây dựng mới.
Các khu vực tái đầu tư cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũ: Kế hoạch di dời các cơ sở sản xuất, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại khu vực Khu công nghiệp Biên Hòa 1 và một số cơ sở nhỏ lẻ nội đô đã thực hiện trong quá trình từ năm 2020 đến nay. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ này vẫn còn nhều bất cập, chủ yếu do cơ chế, và vốn đầu tư. Hiện nay đã có một số cơ sở nhà máy đã được chuyển đổi chức năng sử dụng đất tử công nghiệp sang hành chính tỉnh, công cộng, dịch vụ đô thị. Tuy nhiên, một số quỹ đất chuyển đổi là nhà ở. Vấn đề này cũng cần phải xem xét lại, vì đây chính là nguy cơ tiếp tục gia tăng dân số trong khu vực thành đô. Các khu vực xây mới: Tập trung chủ yếu tại khu vực đường Đồng Khởi, đường nguyễn Thái Học, Trần Nhân Tông… khuyến khích xây dựng các khu nhà ở có tiện ích trung và cao cấp, đáp ứng nhu cầu về nhà ở và tạo điều kiện dẫn dân ra khỏi khu vực kiểm soát hạn chế phát triển.
Hình thành hệ thống các trung tâm, dịch vụ chất lượng cao. |
Hình thành hệ thống các trung tâm, dịch vụ chất lượng cao: Hệ thống công cộng trong khu vực nội thành cũ, trước đây được xây dựng theo mô hình đơn chức năng (chợ – thương mại, hành chính, văn hóa, an ninh trật tự…) được điều hành theo cơ chế bao cấp và phân bổ đều khắp trên địa bàn các phường nội thành theo các cấp độ: cấp phường, cấp quận, cấp thành phố. Năm 1986, Nhà nước thực hiện cơ chế “đổi mới”, nền kinh tế thị trường ngày một phát triển đã làm thay đổi mô hình hoạt động công cộng trước đây. Các hoạt động tư nhân ngày một lớn mạnh, xu hướng phát triển dịch vụ tư nhân đa chức năng đã từng bước được hình thành. Khi hệ thống hạ tầng của Biên Hòa còn chưa phát triển đồng bộ, các hoạt động công cộng chủ yếu trên các tuyến đường làm cho giao thông của Biên Hòa ngày càng trở nên tắc nghẽn. Trong những năm tới, xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, nội thành Biên Hòa sẽ tiếp nhận nhiều hơn các hoạt động công cộng đa chức năng chất lượng cao và quy mô lớn. Mô hình hoạt động công cộng bám dọc theo các tuyến trục đường không còn phù hợp mà sẽ thay thế bởi các trung tâm lớn từ vài chục đến vài trăm ha đất.
Tăng cường không gian mở, cây xanh và mặt nước để thực hiện mục tiêu giữ gìn bản sắc văn hóa thành phố, cần thiết phải tìm ra các giải pháp khả thi để tăng mật độ không gian xanh. |
Tăng cường không gian mở, cây xanh và mặt nước để thực hiện mục tiêu giữ gìn bản sắc văn hóa thành phố, cần thiết phải tìm ra các giải pháp khả thi để tăng mật độ không gian xanh. Không gian xanh bao gồm: Hệ thống công viên, vườn hoa, hồ nước hiện trạng đã được xây dựng hoặc dự kiến xây dựng trong các đề án quy hoạch tái đầu tư thay đổi tính chất sử dụng đất chung cư cũ, đất công nghiệp, đất công sở và trường học chuyển đổi làng xóm cũ có giá trị về lịch sử và văn hóa được kiểm soát phát triển về tầng cao và mật độ xây dựng. Các hành lang xanh thông qua tuyến phố, con mương có trồng nhiều cây xanh. Các khu công cộng có mật độ trồng cây xanh lớn (MĐXD<30%). Các khu công cộng được tái phát triển theo mô hình “kiến trúc xanh".
Xây dựng tuyến đường sắt đô thị và các tuyến Monoray phục vụ dân cư đô thị và du lịch ven sông. |
Nâng cấp hệ thống giao thông bằng biện pháp giảm thiểu các phương giao thông cá nhân đã được nhiều tổ chức chuyên ngành nghiên cứu và đề nghị sự cần thiết phải tăng cường hệ thống giao thông công cộng cho nội thành. Mạng lưới giao thông nội thành đã được xây dựng ổn định, nhóm nghiên cứu chỉ để xuất 1 số giải pháp nhằm cải thiện điều kiện giao thông nội thành như sau: Xây dựng hệ thống đường nhiều tầng, xây dựng hệ thống công cộng đi ngầm, xây dựng tuyến đường sắt đô thị và các tuyến Monoray phục vụ dân cư đô thị và du lịch ven sông, xây dựng hệ thống bãi đỗ xe tĩnh và các trục không gian đi bộ.
Nguyễn Dương
Theo