Thứ năm 25/04/2024 21:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vĩnh Phúc: Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đến sát thời điểm cưỡng chế dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương

21:16 | 23/07/2021

(Xây dựng) – Đó là quan điểm của Bí thư Huyện ủy Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu tại Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với người dân có đất bị thu hồi trong dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương.

vinh phuc tiep tuc tuyen truyen van dong nguoi dan den sat thoi diem cuong che du an cum cong nghiep lang nghe minh phuong
Lãnh đạo huyện Yên Lạc thông tin về dự án.

Việc tổ chức Hội nghị đối thoại để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân thị trấn Yên Lạc là việc làm mang tính cầu thị của lãnh đạo chính quyền nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho nhân dân. Tuy nhiên, đến thời điểm tổ chức, các hộ dân được mời đã đến nhưng không tham gia, buộc phải hoãn đối thoại và sẽ thực hiện tiếp nếu người dân có nguyện vọng.

Lý giải nguyên nhân trên, Bí thư Huyện ủy Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu nêu rõ: Các hộ dân có đất bị thu hồi cho dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương cho rằng dự án không phải là dự án được nhà nước thu hồi. Đồng thời, người dân không đồng ý với mức giá bồi thường và cho rằng doanh nghiệp trục lợi bằng việc mua lại đất của dân để bán lại với mức giá cao.

Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc thông qua tại Nghị quyết số 49/NQ–HĐND ngày 18/12/2017 về việc chấp thuận thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình năm 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại Văn bản số 1567/TTg – NN ngày 09/11/2018 và đã có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018, 2019, 2020, 2021 của UBND huyện Yên Lạc. Dự án có diện tích thu hồi là 33,3ha của hơn 500 hộ, trong đó có 14,07ha thuộc địa phận thị trấn Yên Lạc và 19,3ha thuộc địa phận xã Nguyệt Đức (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng).

Huyện Yên Lạc đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 28,5ha (đạt 85,6%), còn lại 4,8ha (14,4%) chưa giải phóng mặt bằng. Hiện nay chỉ còn 78 hộ ở thị trấn Yên Lạc chưa chấp thuận phương án bồi thường giải phóng mặt bằng với lý do nêu trên và đòi hỏi chủ đầu tư phải thỏa thuận giá và đòi hỏi đất dịch vụ.

Ngoài những ý kiến trên, trong thời gian qua, nhiều người dân đã dựng lều bạt, tập trung đông người trên vị trí diện tích đất đã bàn giao cho chủ đầu tư. Việc tập trung đông người là vi phạm về công tác phòng, chống dịch. Ngoài ra, việc dựng lều bạt, ăn ở tại vị trí đã được bàn giao cho chủ đầu tư là vi phạm. Mặc dù huyện đã tổ chức tuyên truyền vận động, nhưng một số người dân vẫn cố tình tập trung gây cản trở cho việc thực hiện dự án của chủ đầu tư.

vinh phuc tiep tuc tuyen truyen van dong nguoi dan den sat thoi diem cuong che du an cum cong nghiep lang nghe minh phuong
Phối cảnh Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương.

Bí thư Huyện ủy Yên Lạc cho biết: Trong thời gian tới huyện Yên Lạc sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ chấp hành phương án nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng để huyện sớm giao cho chủ đầu tư, đưa dự án vào hoạt động theo đúng quy định. Đối với các hộ dân không chấp hành, huyện sẽ tổ chức cưỡng chế. Dự kiến đợt 1, huyện sẽ cưỡng chế đối với 16/78 hộ tại cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương vào giữa tháng 8.

Trước khi tiến hành cưỡng chế, huyện sẽ có văn bản, gửi hồ sơ kế hoạch tổ chức cưỡng chế lên các cơ quan Công An tỉnh, Viện Kiểm sát tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc để thẩm định, kiểm tra các bước thực hiện. Hiện nay, huyện đã nhận được các văn bản phúc đáp, trả lời của các cơ quan của tỉnh là đã đủ điều kiện về mặt pháp lý cũng như đầy đủ về mặt pháp lý đối với kế hoạch cưỡng chế.

Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương đi vào hoạt động sẽ góp phần xây dựng một khu sản xuất tập trung có quy mô hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và sản xuất đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất cho người dân. Ngoài ra, dự án cũng sẽ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là tại thị trấn Yên Lạc. Ngành nghề chủ yếu hoạt động trong cụm công nghiệp là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, phế liệu... Sau khi đi vào hoạt động dự kiến sẽ thu hút khoảng 260 doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ cá thể. Tính chất của dự án là tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào trong cụm công nghiệp; đưa các cơ sở sản xuất ở các khu dân cư vào cụm công nghiệp sản xuất tập trung, tách rời khu dân cư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ duy trì, phát huy làng nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Văn Nhất

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load