Thứ bảy 21/12/2024 22:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Vĩnh Phúc: Thẩm tra việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng huyện Yên Lạc

16:18 | 01/12/2023

(Xây dựng) - Ngày 30/11, Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành thẩm tra Tờ trình dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định về việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn huyện Yên Lạc.

Vĩnh Phúc: Thẩm tra việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng huyện Yên Lạc
Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hà Thị Thanh Nhàn phát biểu tại Hội nghị.

Năm 2018, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 43 về đặt tên đường, phố trên địa bàn thị trấn Yên Lạc gồm 6 đường, 21 phố. Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn thị trấn có một số tuyến đường mới được xây dựng, kéo dài. Vì vậy, dự thảo Nghị quyết việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Yên Lạc, thị trấn Tam Hồng, huyện Yên Lạc là cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong các hoạt động giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội; đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Theo dự thảo Nghị quyết, đối với thị trấn Yên Lạc, đặt tên với 4 tuyến đường mới gồm: Đường Hoàng Diệu, Tôn Đức Thắng, Hoàng Hoa Thám, Phùng Hưng; đặt tên 1 công trình công cộng là quảng trường Kim Ngọc. Giữ nguyên tên gọi 4 tuyến đường đề nghị kéo dài là: Đường Phạm Công Bình, Nguyễn Khoan, Dương Tĩnh, Nguyễn Khắc Cần. Tích hợp 2 tuyến đường đã đặt tên tại Nghị quyết số 43 ngày 18/12/2018 của HĐND tỉnh, gồm: Đường Đồng Đậu, Biện Sơn và 21 tuyến phố. Đối với thị trấn Tam Hồng, đặt tên mới cho 22 tuyến phố.

Vĩnh Phúc: Thẩm tra việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng huyện Yên Lạc
Quảng trường huyện Yên Lạc dự kiến đặt tên là quảng trường Kim Ngọc.

Nguyên tắc đặt tên đường, phố thực hiện theo quy định tại Nghị định số 91 ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng. Căn cứ vào vị trí, cấp độ, quy mô của tuyến đường, phố để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, sự kiện và công lao đóng góp của danh nhân, thể hiện được đặc trưng văn hóa về vùng đất và con người Vĩnh Phúc, trong đó, ưu tiên giữ nguyên tên đường phố đã có sẵn; lấy tên địa danh nổi tiếng, sự kiện lịch sử, văn hóa, danh nhân tiêu biểu của địa phương, của tỉnh.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cơ bản nhất trí với dự thảo nghị quyết, đồng thời, tập trung thảo luận, đề nghị làm rõ căn cứ pháp lý về việc đặt tên với một số tuyến đường; làm rõ thực trạng đối với các đô thị của huyện Yên Lạc, sự cần thiết phải đặt tên phố, tên đường, tên công trình công cộng trên địa bàn. Một số ý kiến đề nghị việc đặt tên các đoạn, tuyến đường chưa có, đang chuẩn bị xây dựng, đã phê duyệt chủ trương đầu tư tại các quyết định cần phù hợp quy định và thực tế; nên lựa chọn tên các danh nhân của địa phương, trong tỉnh để đặt tên cho phù hợp…

Khẳng định việc đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thị trấn Yên Lạc và thị trấn Tam Hồng, huyện Yên Lạc là cần thiết, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hà Thị Thanh Nhàn đề nghị UBND tỉnh gửi hồ sơ kỳ họp để chuyển HĐND tỉnh nghiên cứu theo quy định. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Yên Lạc, Sở Tư pháp rà soát lại dự thảo nghị quyết trên cơ sở ý kiến của các đại biểu; hoàn thiện các nội dung, hồ sơ và các văn bản liên quan của đề án, trình HĐND tỉnh tại kỳ họp tới.

Bích Huệ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trụ sở 2 quận mới đặt ở đâu?

    (Xây dựng) - Từ đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, bộ máy chính quyền chính thức đi vào vận hành. Lúc này, trụ sở quận mới Phú Xuân, Thuận Hóa được đặt ở đâu, nhân sự thế nào?

  • Chủ động, linh hoạt trong phân vùng môi trường

    Triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi), Hà Nội xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng trên địa bàn; hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phương tiện gây ô nhiễm.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Đặt mục tiêu bứt phá trong phát triển kinh tế năm 2025

    (Xây dựng) - Ngày 19/12, thành phố Hạ Long đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và xác định phương hướng nhiệm vụ cho năm 2025. Thành phố đặt quyết tâm bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế năm 2025, xây dựng đô thị kiểu mẫu và bảo vệ môi trường bền vững.

  • Thành phố Huế: Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng đô thị sau khi thành lập 2 quận mới

    (Xây dựng) - Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc thành phố Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

  • Kiến An (Hải Phòng): Đẩy mạnh chỉnh trang đô thị, thu hút đầu tư, tăng cường chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Ngày 18/12, Quận ủy Kiến An tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trong năm 2024, kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển, tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 1.005 tỷ đồng, bằng 188% kế hoạch thành phố giao, đạt 195% so với cùng kỳ.

  • Tuyên Quang tăng cường thực hiện quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị

    (Xây dựng) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII của tỉnh Tuyên Quang nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại” là 1 trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu của Đại hội, tỉnh Tuyên Quang ban hành các Nghị quyết, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nhanh chóng triển khai Nghị quyết theo chuyên môn, nhiệm vụ từng ngành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load