Thứ ba 07/05/2024 03:19 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vĩnh Long: Đăng ký thực hiện 20.000ha diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp

17:27 | 20/03/2024

(Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 513/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030” tại tỉnh Vĩnh Long. Theo đó, đến năm 2030, Vĩnh Long thực hiện diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 20.000ha.

Vĩnh Long: Đăng ký thực hiện 20.000ha diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp
Năm 2024 đăng ký tham gia với diện tích canh tác lúa 3.203ha tại các huyện: Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình và Bình Tân.

Thực hiện theo Quyết định số 1607/QĐ-UBND ngày 10/7/2023 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch sản xuất cây trồng chủ lực và tiềm năng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, diện tích gieo trồng lúa ổn định 100.000ha (năm 2025) và 90.000ha (năm 2030) tập trung tại các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Long Hồ, Bình Tân, Mang Thít và một phần của huyện Trà Ôn và thị xã Bình Minh.

Theo đó, định hướng chung cho phát triển vùng chuyên canh lúa, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nâng cao diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tiêu chuẩn hữu cơ để mở rộng thị trường xuất khẩu. Các vùng sản xuất lúa có tiềm năng từng bước hình thành với quy mô tập trung, có thể triển khai áp dụng những tiến bộ kỹ thuật cho năng suất, chất lượng cao, phát triển theo chuỗi giá trị, canh tác bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nhằm góp phần tham gia thực hiện theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, tỉnh Vĩnh Long đã đăng ký thực hiện với quy mô 20.000ha trên địa bàn tỉnh. Riêng năm 2024 đăng ký tham gia với diện tích canh tác lúa 3.203ha tại các huyện: Vũng Liêm, Long Hồ, Tam Bình và Bình Tân.

Mục tiêu của Đề án đã xác định các chỉ tiêu cụ thể của vùng sản xuất lúa cần đạt được về quy mô diện tích, canh tác bền vững, tổ chức sản xuất, bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng, xây dựng thương hiệu và xuất khẩu. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch xác định các nội dung, giải pháp thực hiện trên địa bàn tỉnh để đáp ứng các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Đề án là rất cần thiết nhằm góp phần xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa dựa trên lợi thế địa phương, theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững, có sức cạnh tranh cao; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hình thành các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đã đăng ký tham gia Đề án với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, góp phần phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp đạt 20.000ha. Về canh tác bền vững: Giảm lượng lúa giống gieo sạ xuống dưới 70 kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như 1 phải 5 giảm, SRP, tưới ngập khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

Về tổ chức sản xuất: 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tỷ lệ cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% diện tích. Trên 20.000 hộ áp dụng quy trình canh tác bền vững. Về bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh: Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%. 100% rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng. Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống. Về thu nhập người trồng lúa, giá trị gia tăng: Giá trị gia tăng trong chuỗi lúa gạo tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%. Xây dựng thương hiệu và xuất khẩu: Lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Giai đoạn 1 (2024-2025): Các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Bình Tân, Tam Bình rà soát, chọn vùng tham gia thực hiện Đề án theo tiêu chí tại Phụ lục 1, đồng thời xây dựng kế hoạch đăng ký, triển khai thực hiện theo từng năm tại Phụ lục 2. Trong đó, tập trung hoàn thiện các tiêu chí về quy hoạch và cơ sở hạ tầng; canh tác bền vững và tăng trưởng xanh; tổ chức sản xuất; doanh nghiệp tham gia liên kết và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030. Tiếp cận, ứng dụng hệ thống Đo đạc-Báo cáo-Thẩm định (MRV) làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp, hướng tới thị trường tín chỉ các-bon.

Giai đoạn 2 (2026 - 2030): Các huyện Vũng Liêm, Long Hồ, Bình Tân, Tam Bình, Trà Ôn, Mang Thít và thị xã Bình Minh rà soát, chọn vùng tham gia thực hiện Đề án theo tiêu chí tại Phụ lục 1 đối với các vùng mở rộng, đảm bảo diện tích đăng ký thực hiện 20.000ha trên địa bàn tỉnh tại Phụ lục 3. Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, hoàn thiện ứng dụng hệ thống MRV, đồng thời duy trì sản xuất bền vững ở những vùng đã đạt các mục tiêu của Đề án.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng phòng cháy chữa cháy

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 203/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (PCCC) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

  • Quảng Trị: Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn

    (Xây dựng) – Ông Lê Đức Tiến – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng, về việc tăng cường công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.

  • Hậu Giang: Các Sở, ngành phối hợp tháo gỡ khó khăn dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch

    (Xây dựng) - Ngày 6/5, Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Thông báo Kết luận số 51/TB-VPUBND của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của Sở Xây dựng trong năm 2024. Theo Thông báo này, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng phối hợp với các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn các dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch, trật tự xây dựng…

  • Điên Biên Phủ, bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

    (Xây dựng) - Ngày 7/5, tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) quy mô cấp quốc gia với lễ diễu binh, diễu hành của 12.000 người, có pháo lễ, không quân bay chào mừng, các khối nghi trượng, lực lương Quân đội, Công an, Dân công hỏa tuyến trước sự chứng kiến của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đông đảo nhân dân vùng Tây Bắc. Trước đó, ngày 5/5 truyền hình trực tiếp với các đầu cầu Hà Nội, Điện Biên, Thanh Hoá, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tôn vinh, tri ân sâu sắc tới các thế hệ người Việt Nam đã hy sinh xương máu, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc…

  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Sẽ cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc 7 hộ dân để thực hiện dự án Khu công nghiệp AMANE

    (Xây dựng) – UBND huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) ban hành kế hoạch cưỡng chế thực hiện Quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với 07 hộ dân chưa phối hợp khảo sát, kiểm đếm đất và tài sản trên đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa, khu vực II – giai đoạn I (Khu công nghiệp Amane).

  • Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Kon Tum

    (Xây dựng) - Ngày 5/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã tiến hành khảo sát tại Ban Quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray, tỉnh Kon Tum. Hoạt động này nhằm chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy rừng, diễn ra cùng ngày dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load