Thứ bảy 20/04/2024 17:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 không còn rác thải nhựa tại các bãi biển

19:58 | 09/12/2019

(Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Đây chính là mục tiêu đòi hỏi phải có sự quyết tâm cùng bắt tay nhau của tất cả các bộ, ban, ngành từ Trung ương cho tới địa phương và cả trong toàn dân.

viet nam dat muc tieu den nam 2030 khong con rac thai nhua tai cac bai bien
Rác thải nhựa ở các bãi biển đang là một trong những nỗi lo lớn nhất của toàn thế giới.

Đây chính là mục tiêu chung nhằm thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương. Đồng thời bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Để góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 và bảo đảm xây dựng, thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; phù hợp với cách tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn, góp phần thúc đẩy hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa ở Việt Nam; nâng cao nhận thức, ứng xử và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy của cộng đồng và xã hội.

Kế hoạch phấn đấu đến năm 2030 giảm thiểu 75% rác thải nhựa trên biển và đại dương; 100% ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa; mở rộng quan trắc hằng năm và định kỳ 5 năm một lần đánh giá hiện trạng rác thải nhựa đại dương tại một số cửa sông thuộc 11 lưu vực sông chính và tại 12 huyện đảo.

Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm bao gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, ứng xử với các sản phẩm nhựa và rác thải nhựa đại dương; Thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, rác thải nhựa từ các hoạt động ở khu vực ven biển và trên biển.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình quản lý, giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy tại một số khu du lịch quốc gia ven biển...

Ngoài ra các Bộ, ngành, địa phương liên quan sẽ kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về thu gom và xử lý chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động kinh tế thuần biển. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 thế giới (sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines) về lượng rác thải nhựa xả ra đại dương. Trung bình mỗi năm, Việt Nam thải ra biển từ 300.000 đến hơn 700.000 tấn rác thải nhựa (chiếm 6% toàn thế giới).

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load