Thứ năm 16/01/2025 08:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

19:19 | 10/04/2023

(Xây dựng) – Cầu vượt dành cho người đi bộ được xây dựng nhằm giúp người đi bộ có thể sang đường một cách an toàn hơn, đồng thời đảm bảo cho các phương tiện di chuyển trên đường không bị cản trở. Tuy nhiên, một số cây cầu hiện nay lại đang được sử dụng không đúng mục đích ban đầu.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Tại khu vực cầu đi bộ nối tiếp giữa trường THCS Dịch Vọng và trường Tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy) vào giờ cao điểm, tình trạng người đi bộ qua đường không sử dụng cầu vượt xảy ra hàng ngày. Theo ghi nhận của phóng viên, cứ chưa đầy 5 phút lại có một nhóm học sinh băng qua đường bất chấp xe cộ qua lại.

Hiện nay, tại Hà Nội ngày càng có nhiều cầu vượt được xây dựng, đặc biệt là tại các vị trí giao lộ, khu vực xung quanh bệnh viện, trường học và các điểm có mật độ giao thông đông đúc với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ trong việc di chuyển qua đường an toàn mà giao thông không bị ảnh hưởng. Đến nay, theo thống kê đã có khoảng 70 cầu bộ hành được xây dựng nhưng phần lớn người dân vẫn chưa có thói quen sử dụng cầu để qua đường.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Một số người dân bất chấp nguy hiểm băng qua dải phân cách sang đường trong khi cầu bộ hành chỉ cách đó vài chục mét. Tình trạng này cũng diễn ra thường xuyên tại đường Nguyễn Khánh Toàn – Cầu Giấy.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?
Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Cầu đi bộ trước cổng Bệnh viện Bạch Mai (Đống Đa) được người kinh doanh chiếm dụng để buôn bán gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của người đi bộ, mặc dù có biển cấm ngay dưới chân cầu, khiến bộ mặt đô thị trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Một thực trạng đáng buồn khác là một số cầu vượt đi bộ bị xuống cấp, luôn trong tình trạng mất vệ sinh, nhếch nhác khiến người dân e sợ khi sử dụng.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Ban ngày là vậy nhưng từ chập tối đến khuya, cầu vượt lại được sử dụng “triệt để” khi có rất nhiều “nam thanh, nữ tú”, các bạn sinh viên tụ tập trên cầu với nhiều mục đích khác nhau. Bất chấp biển cấm "tụ tập ăn uống, bán hàng, vứt rác trên cầu", nhiều bạn trẻ biến cầu vượt bộ hành trên đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy) thành nơi giải trí.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Đáng chú ý, nhiều người xem nơi đây thành địa điểm ăn uống, đàn hát, tất cả vô tư ngồi kín mặt cầu, gây mất trật tự ảnh hưởng đi lại của người dân.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Đây được xem là điểm hóng gió và ngắm thành phố về đêm quen thuộc của rất nhiều bạn trẻ và đôi khi còn rơi vào tình trạng “hết chỗ” để ngồi.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Thậm chí lối cầu thang đi lên xuống cũng bị chiếm dụng để ngồi buôn chuyện.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Cô Hồng – một người dân sống tại đường Hồ Tùng Mậu cho biết, tình trạng người dân thản nhiên băng qua đường thay vì sử dụng cầu bộ hành khá phổ biến. Nhiều người muốn qua đường đành chọn cách đi qua giải phân cách bất chấp có thể nguy hiểm bởi cầu vượt cho người đi bộ đã “hết chỗ để đi”.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Sự xuất hiện của quá đông các bạn trẻ khiến “những vị khách chân chính” của cây cầu có phần e dè khi có nhu cầu sang đường.

Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?
Vì sao người dân không mặn mà sử dụng cầu đi bộ?

Sau những đêm tụ tập, sáng hôm sau trên cầu vượt ngập rác thải.

Trước thực trạng trên, thiết nghĩ ngoài tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành của chính người đi bộ, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm nhằm bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có như vậy, cầu vượt bộ hành mới thực sự được sử dụng đúng mục đích, đúng công năng.

Lý Thị Băng
Sinh viên thực tập

Theo

Cùng chuyên mục
  • Gia Lai: Quy định mức chi trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành quyết định về quy định chi tiết mức chi đảm bảo cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

  • Hải Dương: Chấn chỉnh sử dụng lòng đường, vỉa hè

    (Xây dựng) – UBD tỉnh Hải Dương vừa có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh tình trạng vi phạm các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông.

  • Quảng Nam: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh gặp mặt sinh viên Lào nhân dịp Tết Ất Tỵ

    (Xây dựng) – Sáng 15/1, nhân dịp chuẩn bị đón năm mới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thượng tá Trần Hữu Ích, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam đã chủ trì buổi gặp mặt 26 sinh viên là con cán bộ quân đội thuộc Sư đoàn 5 và Bộ Chỉ huy Quân sự 4 tỉnh Nam Lào đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

  • Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025: Dịp lý tưởng khám phá sản phẩm đặc sắc

    (Xây dựng) - Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2025 sẽ diễn ra từ ngày 17-22/1 (tức từ ngày 18 đến hết ngày 23 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long. Đây là một sự kiện thường niên quan trọng trong Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh, mang đến không gian mua sắm sôi động, phong phú các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu, góp phần phục vụ nhu cầu của người dân và du khách trong dịp Tết Nguyên đán.

  • Hà Nội: Tập trung giải quyết từ 8 đến 10 điểm ùn tắc giao thông

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.

  • Sa Pa (Lào Cai): Tuyên truyền sâu rộng “Sổ tay đô thị - nông thôn” cho người dân

    (Xây dựng) - Nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lĩnh vực quản lý đô thị - nông thôn trên địa bàn, UBND thị xã Sa Pa đã tuyên truyền sâu rộng đến người dân về cuốn “Sổ tay đô thị - nông thôn” và hướng dẫn thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, xem xét, xin ý kiến trước khi xây, sửa chữa nhà ở.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load