Thứ sáu 26/04/2024 15:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Về miền di sản Phù Tang

22:44 | 17/01/2020

(Xây dựng) – Văn hoá Nhật Bản là một bức tranh được xây dựng bằng những sắc màu đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc. Bên cạnh một Nhật Bản có nền kinh tế và công nghệ phát triển hàng đầu thế giới, người ta vẫn thấy một Nhật Bản với những nền văn hóa lâu đời rất đáng được quan tâm và đem lòng ngưỡng mộ. Điển hình là văn hóa trà đạo với tinh thần trà đạo thanh khiết. Tinh thần võ sĩ đạo Samurai trong văn hóa là một chân lý sống lý tưởng mà người Nhật Bản luôn luôn hướng đến, thể hiện bằng sức sống nghị lực, quyết tâm, nhân từ, lễ phép, danh dự và lòng trung thành tuyệt đối… Tất cả hòa quyện tạo nên một đất nước mê đắm lòng người.

ve mien di san phu tang
Chùa vàng Kinkakuji-Kyoto được xây dựng 3 tầng với kiến trúc độc đáo mang 3 phong cách khác nhau.

Chuyến đi đến xứ sở Phù Tang của đoàn Nhà báo chúng tôi đã kết thúc nhanh “như một giấc mơ”. Trong giấc mơ tuyệt đẹp ấy, chúng tôi đã kịp ghi lại những khoảnh khắc sâu lắng về một Vương đường phật giáo uy nghiêm – ngôi chùa của những kỷ lục thế giới. Khắc ghi Thánh địa Kumano - nơi thờ 12 vị thần được nhiều người tín ngưỡng. Chiêm ngưỡng vô số những kiến trúc độc đáo, những di sản văn hoá thiên nhiên kỳ vỹ. Ở đây, chúng tôi khám phá được những giá trị văn hoá tích cực, hiện đại trong đời sống tâm linh của người Nhật. Chúng tôi hiểu thêm rằng hướng đến thế giới tâm linh dường như là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người, đồng thời là một cách để con người sống lương thiện hơn, tốt đẹp hơn thông qua cách hành đạo rất nhân văn và tinh tế của người Nhật.

ve mien di san phu tang
Chùa Todaiji - có bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng lớn nhất thế giới.

1.Từ sân bay Kansai, chúng tôi phải di chuyển bằng xe 12 chỗ đến thành phố Wakyama – chiếc nôi Phật giáo của đất nước mặt trời mọc để đến đền Kumano-Honggu-taisha nơi thờ 12 vị thần gọi là “Kumano Juniso Gongen”, trong đó vị thần chính của đền là Ketsumi-no-Miko-no- okami. Kumano-Hongu-taisha nằm ở vị trí trung tâm trong số 3 đền thờ lớn nhất Kumano, đồng thời là đền thờ đứng đầu của hơn 3000 Kumano-jinja trên toàn nước Nhật. Đền Kumano-Hongu-taisa cùng với Kumano-Nachi-taisha, Kumano-Hayatama-taisha được mệnh danh 3 đền thờ lớn nhất Kumano và được đăng ký là Di sản thế giới UNESCO.

Có rất nhiều con đường để lên đến đền thờ này, nhưng con đường nào cũng được bao phủ bởi cây cối um tùm, tạo nên một bầu không khí vô cùng thần bí. Cầu thang đá dẫn lên chính điện của đền thờ Kumano-Hongu-taisha có 158 bậc, mỗi bậc đá là biểu tượng của sự tín ngưỡng và sự thành kính cũng như may mắn khác nhau.

Kiến trúc đền Kumano Hongu Taisha là một ví dụ nổi bật của kiến trúc đền thờ tại Nhật Bản. Việc sử dụng các vật liệu tự nhiên chưa hoàn thành cho phép nó dễ dàng để pha trộn vào môi trường tự nhiên. Các khớp nối phức tạp được sử dụng trong việc xây dựng thay cho đinh đóng. Những mái dày uyển chuyển lướt về phía trước kéo dài qua các cấp thang và các khu vực ở phía trước của ngôi đền, được làm hoàn toàn bằng Hinoki, hoặc vỏ cây bách Nhật Bản. Các đồ trang trí bằng đồng trên gác mái là các tính năng đặc trưng của kiến trúc đền thờ.

ve mien di san phu tang
Cổng Tam quan của Vương đường Phật giáo.

2. Nhật Bản là quốc gia có nhiều thác nước cao và hùng vĩ, trong đó thác nước Nachi nổi tiếng là thác nước cao nhất đất nước mặt trời mọc. Đặc chân tới thác Nachi, bạn sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp thiên nhiên kì vĩ, yếu tố đất trời hòa quyện tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng. Bắt nguồn từ những cánh rừng nguyên sơ của dãy núi Nachi, người dân Nhật Bản xem đây là vùng đất thánh địa linh thiêng, là nơi ngự trị của các vị thần linh tối cao và thờ phụng một kami được gọi là Hiryu Gongen.

Phía trước thác Nachi là đền Hiro Jinja. Đây là ngôi đền thờ phụ của đại lăng Kumano Nachi Taisha nhưng không có chính điện. Người dân quan niệm rằng, mỗi tia nước bắn ra từ thác đều mang một nguồn năng lượng siêu nhiên, bất kỳ ai chạm được vào những tia nước kì diệu ấy sẽ trường thọ, đem đến điềm lành và sự thịnh vượng. Nachi Fall đã ghi danh vào danh sách "100 thác nước đẹp nhất Nhật Bản" và vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, hạng mục "Thánh địa và tuyến đường hành hương trong dãy núi Kii".

ve mien di san phu tang
Vườn tượng khắc họa đời sống của 108 vị La Hán trong khuôn viên Vương đường Phật giáo.

3. Chiều muộn, đoàn chúng tôi đến được đền Fudarakusanji có kiến trúc cổ xưa, là điểm đến thần thoại của khu vực gần Nachi. Một nơi nổi tiếng bởi "các nhà sư tự sát". Theo truyền thuyết, nó được thành lập bởi một nhà sư từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4, vài trăm năm trước khi chính thức giới thiệu Phật giáo đến Nhật Bản. Fudarakusan là tên tiếng Nhật của Núi Potalaka, một địa điểm thần thoại được cho là ở vùng biển phía nam Ấn Độ và là nơi ở Tịnh độ của Kannon.

Một vùng đất thuần túy về cơ bản là một thiên đường Phật giáo và toàn bộ khu vực của Kumano Sanzan được coi là một đại diện và biểu hiện của Tịnh độ của Kannon. Các tu sĩ ở Fudarakusan sẽ bị phong ấn trong một chiếc thuyền nhỏ và bắt đầu hành trình đến thiên đường, mặc dù có những câu chuyện về họ nhảy lên tàu để chết đuối ngay sau khi được kéo ra biển. Chúng tôi đã được chiêm ngưỡng một bản sao của một chiếc thuyền như vậy được trưng bày trong khuôn viên chùa.

4. Sau khi được thưởng thức tinh hoa ẩm thực của Nhật Bản và trải nghiệm khách sạn Homestay đúng nghĩa theo truyền thống của người Nhật. Sáng ngày thứ hai đặt chân đến xứ sở Phù Tang, chúng tôi đã đến được Koyasan là khu vực nằm ở phía Nam tỉnh Wakayama, bao gồm thành phố Kusumoto và Ito-gun. Tại đây, chúng tôi tiếp tục tham quan chùa Sohonzan Kongobu-ji - ngôi chùa đứng đầu của đạo Shingonshu vùng Koyasan, chùa Danjo Garan là thánh địa của Mật tông Phật giáo Shingon.

Ngoài ra, còn có chùa KoyasanOkuno-in - tương truyền là nơi nhập quan tu hành của nhà sư Kuhai - người đã giảng đạo Shingonshu ở Nhật Bản và lập ra tín ngưỡng thờ núi Koyasan.

5. Ngày thứ hai trong hành trình khám phá thế giới tâm linh ở xứ sở Phù Tang chúng tôi đã đến chùa Kimii-dera. Đây là ngôi chùa nằm ở tỉnh Wakayama, còn được gọi là Kimiisangohoji Gokokuin, được thành lập vào năm 770. Trong chùa có nhiều tài sản văn hóa quan trọng như cổng vào chùa "Romon", gác chuông "Shoro", Đa bảo tháp "Tahoto", tượng phật Quan âm nghìn tay bằng gỗ...

Qua khỏi cổng Romon của chùa Kimii-dera, du khách sẽ bắt gặp một cầu thang đá rất dốc với 231 bậc thang dẫn đến các Garan (quần thể kiến trúc chính của chùa) nằm ở trung tâm chùa. Con dốc với bậc thang đá này được gọi là "Kechien-zaka" nơi được cho là rất linh ứng về tình duyên và con đường công danh sự nghiệp.

Ngoài ra, với khoảng 500 cây hoa Sakura được trồng bên trong khuôn viên, Kimii-dera nổi tiếng là nơi có hoa Sakura nở sớm ở vùng Kansai.

6. Đoàn chúng tôi đến Osaka khi không khí ngoài trời ở ngưỡng 6 độ, mưa đang nặng hạt, nhưng dường như mọi rào cản của thời tiết đã không làm chúng tôi nao núng khi quyết định khám phá đền Sumiyoshi Taisha - ngôi đền cổ nhất Nhật Bản. Mang phong cách kiến trúc độc đáo, gọi là Sumiyoshi-zukuri, không có ảnh hưởng từ đất liền châu Á. Chỉ có hai phong cách kiến trúc khác của nhà thờ cũng được coi là hoàn toàn bằng tiếng Nhật: Shinmei-zukuri như được thấy ở Ise Shrines và Taisha-zukuri như được thấy ở Izumo Taisha.

Kiến trúc của đền Sumiyoshi-zukuri được xây dựng đặc trưng bởi các mái thẳng, được trang trí bằng hai bộ vây xẻng (chigi) và năm phôi ngang (katsuogi). Hơn nữa, các tòa nhà được xây dựng theo phong cách Sumiyoshi-zukuri có lối vào dưới gờ và được bao quanh bởi hàng rào. Sumiyoshi Taisha là ngôi đền chính và nổi tiếng nhất trong hơn 2.000 đền thờ Sumiyoshi được tìm thấy trên khắp Nhật Bản. Các đền thờ Sumiyoshi bảo vệ các vị thần kami (thần Shinto), những người bảo vệ du khách, ngư dân và thủy thủ trên biển. Do đó các đền thờ thường được tìm thấy gần các bến cảng.

7. Được mệnh danh là chùa cổ trứ danh Phù Tang - Royal Grand Hall tọa lạc ở trung tâm Nhật Bản trong vành đai công viên quốc gia Seto Inland Sea, được xây dựng trên 148ha và bao bọc bởi chung quanh bởi 8 ngọn núi, thành hình một bông sen 8 cánh. Khu vực này được biết đến với truyền thuyết “Thung lũng mãng xà”. Royal Grand Hall gắn liền với câu chuyện nhà sư Shinku Miyagawa được xem là một tu sĩ có chức cao trong giáo phái, Dr Enshinjoh đã có một giấc mộng liên quan đến truyền thuyết này.

Royal Grand Hall là không chỉ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng Nhật Bản với một công trình xây cất chùa Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Trước chính điện là một đôi đèn lồng bằng đá cao 12m được ghi vào sổ kỷ lục thế giới Guinness Wordl. Ngoài ra, đỉnh chóp nóc lớn nhất 9m bề cao 8,8m bề rộng, được đặt trên đỉnh chóp nóc tòa nhà chính của ngôi chùa cũng chiếm kỷ lục. Với chiều cao 51,5m, tương đương với một cao ốc 18 tầng, Royal Grand Hall là ngôi chùa lớn nhất Nhật Bản.

Cổng tam quan của chùa cao 14m và ngang 28,2m với hai trong Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo đứng chầu hai bên là tượng Dư Thiên Vương và Trì Quốc Thiên Vương. Đôi tượng hai vị thần hộ pháp đứng chầu hai bên cổng như muốn nhắc nhở người ta hãy làm lành và tránh xa những điều ác. Điều thú vị trong 2 bức tượng này chính là pho tượng phía bên phải há miệng biểu tượng cho thở vào trong khi pho tượng bên trái thì khép miệng lại tượng trưng cho thở ra.

Bắc ngang qua Ánh Nguyệt Đàm chính là chiếc cầu Như Lai Kiều dài 141m sẽ đưa quan khách đến cổng chính cao 35,6m, ngang 34,5m, để đi vào Tịnh Độ Viên.

Điện thờ hình bát giác lớn nhất Nhật Bản nằm dọc theo con đường dẫn đến Chính Điện và nép mình giữa vườn cây xinh tươi là Điện thờ Prince Shotoku. Gần đó là một bảo tháp 5 tầng được làm bằng gỗ đơn sơn lên những màu sắc truyền thống của dân tộc và cao 32,7m.

Có lẽ điều ấn tượng nhất chính là Ngôi Chính Điện nằm trên đỉnh đồi được trang trí với 10,450 mẫu chạm khắc và 320,000 mảnh vàng lá, và ở trung tâm là một Kim Điện cao 19m bề ngang 19.98m, với các tác phẩm khắc chạm 108 Bồ tát và 1.008 hóa thân Đức Phật.

8. Điểm đầu tiên khi chúng tôi đặt chân đến cố đô Kyoto là tham quan đền Heian-jingu. Đền thờ hai thiên hoàng là Thiên hoàng Kanmu (người đã chuyển kinh đô về Heian) và Thiên hoàng Komei (thiên hoàng cuối cùng trước khi kinh đô dời đến Tokyo). Những tòa nhà bên trong đền được xây dựng theo kiểu Hoàng cung cuối thế kỷ thứ 9, lấy màu đỏ làm chủ đạo, những mái nhà màu ngói xanh tinh tế làm nổi bật lên thiết kế, các cột đình chạy dài theo hướng hành lang và khu vườn hiện đại bao bọc ngôi đền.

Xung quanh ngôi đền có bốn khu vườn với tổng diện tích lên đến 33.000m2. Các khu vườn ở Heian-jingu được trồng nhiều nhất là cây Sakura, với khoảng 300 cây cùng 20 chủng loại khác nhau như Yaebeni-shidare, Yomei-yoshino, Higan-zakura, Yama-zakura… Đặc biệt là khi đêm đến, cả khu vườn trở nên lung linh huyền ảo cùng ánh đèn neon sáng rực rỡ in bóng xuống hồ nước trong xanh.

Từ cố đô Kyoto, chúng tôi đến thăm chùa vàng Kinkakuji – Kyoto. Chùa được xây dựng từ những năm 1393 và dùng làm nơi nghỉ ngơi cho Tướng quân Yoshimitsu Ashikaga. Chùa vàng nằm ở một vị thế rất ấn tượng giữa những tán xanh của cây lá và ánh sáng tinh khiết phản chiếu của hồ nước tĩnh lặng.

Kiến trúc của Chùa vàng vô cùng độc đáo, được xây dựng cao ba tầng: Tầng đầu tiên được xây dựng theo phong cách Shinden sử dụng cho các tòa nhà cung điện trong thời kỳ Heian, với trụ cột gỗ tự nhiên của nó và bức tường thạch cao trắng tương phản. Tầng thứ hai được xây dựng theo phong cách Bukke sử dụng trong kiến trúc nhà ở của samurai, bên ngoài được hoàn toàn bao phủ trong lá vàng. Bên trong là một vị Bồ Tát Kannon ngồi bao quanh bởi các bức tượng của Bốn Heavenly Kings. Tầng thứ ba và cao nhất được xây dựng theo phong cách của một người Trung Quốc Zen Hall, được mạ vàng từ trong ra ngoài và bị giới hạn với một con phượng hoàng vàng.

9. Đến Kyoto chúng ta không thể không đến chùa Todaiji - ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng bậc nhất, đồng thời là một thắng cảnh tuyệt vời của Nhật Bản. Todaiji được UNESCO công nhận là “Quần thể đài tưởng niệm mang tính lịch sử của thời Nara” cùng một lúc với 07 công trình khác bao gồm các ngôi chùa, miếu thờ và những danh thắng khác cùng nằm trong cố cung Nara.

Ngoài kiến trúc đồ sộ và độc đáo mang đậm dấu ấn Nhật Bản thì đây là ngôi chùa có bức tượng Daibutsu (Đại Phật) – bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng lớn nhất thế giới – nằm trong một công trình làm hoàn toàn bằng gỗ – Daibutsu-den (Đại Phật Điện). Chùa Todaiji được xây dựng vào thời kỳ Phật giáo đạt đỉnh cao và giữ vai trò quốc đạo thời kỳ đó, với kiến trúc hoàn hảo cả về kỹ thuật lẫn thẫm mỹ, chùa trở thành một biểu tượng xứng đáng cho tinh thần và trí tuệ Nhật Bản. Vào dịp đầu xuân năm mới, người dân địa phương thường tới đây để vãn cảnh và cầu mong một năm mới may mắn và ấm áp.

10. Dừng chân ở cố đô Nara, chúng tôi được khám phá tài sản văn hoá, tín ngưỡng của Nara tại Đền Kasuga-taisha – ngôi đền được đăng ký là di sản thế giới Unesco. Ở Nara, có truyền thuyết rằng khi thần Takemikazuchi no Mikoto đến núi Mikasa-yama bằng cách cưỡi trên lưng một con nai, chính vì thế, người dân Nara tôn sùng loài nai như là sứ giả của thần linh. Trong công viên Nara hiện có khoảng 1.200 con nai đang sinh sống, và người ta tin rằng chúng chính là hậu duệ của chú nai mà thần Takemikazuchi no Mikoto đã cưỡi năm xưa.

Về miền di sản Phù Tang, chúng ta sẽ còn được khám phá nhiều hơn các di sản văn hoá của đất nước mặt trời mọc, mà ở đây, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chưa có dịp giới thiệu hết với bạn đọc. Hy vọng, vài nét chấm phá này sẽ đem đến cho độc giả cái nhìn sâu hơn về những giá trị tâm linh, những kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa, ngôi đền ở xứ sở Vương đường Phật giáo để những giá trị của nó ngày càng lấp lánh, sống động giữa hiện thực cuộc sống muôn màu....

Và, chúng tôi tin rằng Nhật Bản ghi điểm trong lòng chúng tôi không chỉ bởi những mùa hoa rực rỡ sắc màu.

Một số hình ảnh đẹp của miền di sản Phù Tang:

ve mien di san phu tang
ve mien di san phu tang
ve mien di san phu tang
ve mien di san phu tang
ve mien di san phu tang
ve mien di san phu tang

Tuyết Mây

Theo

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load