Thứ hai 02/12/2024 19:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

09:26 | 30/11/2024

Ngôi nhà trăm mái do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế trước đây là nơi làm việc của Sở Tài chính Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý sử dụng làm trụ sở Bộ Ngoại giao.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Công trình trụ sở Bộ Ngoại giao được thiết kế bởi kiến trúc sư Ernest Hebrard từ năm 1924, khởi công xây dựng năm 1925 và hoàn tất xây dựng năm 1928, theo đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính, chính trị Đông Dương. (Ảnh: Tư liệu)

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Tọa lạc giữa ngã tư Chu Văn An, Điện Biên Phủ đến Tôn Thất Đàm (quận Ba Đình, Hà Nội), theo các nhà nghiên cứu, đây là tòa nhà trăm mái duy nhất ở Hà Nội cũng như ở Việt Nam. (Ảnh: BNG cung cấp)

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Công trình là sự hòa quyện hài hòa kiến trúc bản địa và kiến trúc Pháp, lấy yếu tố trọng tâm là vườn và phố, kết hợp sự đối xứng các trụ với nhau, vừa mang vẻ đẹp thẩm mỹ, vừa mát về không gian lại chống được nóng ẩm và mưa, có công năng sử dụng tốt, giá trị bảo tồn rất cao, thể hiện bước tiến lớn về kiến trúc của Pháp đặc biệt tại Đông Dương.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam
Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Chiếc cổng sắt còn nguyên giá trị sử dụng từ ngày đặt viên gạch đầu tiên xây dựng tòa nhà. Số 1925 vẫn còn nguyên vẹn trên vòm cổng.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Mặt bằng công trình có hình chữ H. Khối chính cao và rộng nhìn ra quảng trường án ngữ trục phố Chu Văn An hội tụ với hai trục phố Điện Biên Phủ và Tôn Thất Đàm. Khối sau hẹp và thấp hơn nhìn ra không gian vườn - công viên lớn nay là Bắc Sơn. Tòa nhà có bố cục quy hoạch theo quan niệm “thành phố - vườn” thịnh hành thời bấy giờ. Kiến trúc này kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp độc đáo.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Tòa nhà có hệ mái ngói nhiều lớp kiểu kiến trúc phương Đông, được thiết kế tinh tế, đặc biệt là lầu mái lớn ở khối trung tâm mặt đứng chính, cùng với lớp mái phân tầng, che cửa sổ và mái tiền sảnh.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam
Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam
Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam
Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Hệ mái còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chống mưa hắt, che nắng, giảm bức xạ mặt trời. Cửa sổ rộng với kết cấu trong kính, ngoài chớp, lại có mái che cùng hệ thống các lỗ thoáng ở thân tường trên cửa sổ sát trần và trên sàn, giúp làm tăng khả năng đối lưu không khí, thông thoáng tự nhiên đảm bảo điều kiện khí hậu trong phòng tốt nhất cả trong mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Ngoài ra, hệ thống mái còn có mái che ban công, hàng mái dài giữa các tầng chạy ngang cả tòa nhà, mái trên tháp, mái ống khói, các mái tam giác trên nóc nhà...

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Khả năng thông gió và lấy sáng tự nhiên của công trình rất tốt nhờ các cửa lớn trên các mặt đứng.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Mặc dù về mặt tổ chức mặt bằng, không gian, chức năng hoàn toàn theo phong cách kinh điển của các tòa nhà hành chính ở Pháp lúc bấy giờ, nhưng về mặt xử lý kiến trúc, tác giả đã khéo léo kết hợp nhiều chi tiết kiến trúc phương Đông.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Góc cửa sổ nhìn ra Tòa nhà Quốc hội.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam
Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Hệ thống cột đèn chiếu sáng (ảnh trái) và sảnh chính có lối lên xuống ô tô vẫn còn nguyên giá trị sử dụng sau 1 thế kỷ.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Ngày 26/8/2016, trụ sở Bộ Ngoại giao được trao bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) cho biết: “Chúng tôi xếp hạng đó là di tích kiến trúc nghệ thuật. Đây là tòa nhà trăm mái duy nhất thời Pháp thuộc của Việt Nam, được khởi công xây dựng từ năm 1925. Công trình này có giá trị kiến trúc và lịch sử lâu dài. Hai khối nhà chính được xây từ năm 1925 đến bây giờ cơ bản được bảo tồn nguyên vẹn”.

Trụ sở Bộ Ngoại giao, ngôi nhà trăm mái duy nhất tại Việt Nam

Trải qua trăm năm lịch sử, đến nay tòa nhà vẫn luôn được đánh giá là một kiến trúc đẹp, nổi bật, góp phần tạo nên vẻ đẹp kiến trúc đô thị nói riêng và sức hấp dẫn của Hà Nội nói chung. (Ảnh: BNG cung cấp)

Theo Phạm Hải/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Thừa Thiên – Huế: Đề xuất bảo tồn công trình kiến trúc tiêu biểu hệ 5 lò vôi hơn 100 năm tuổi

    (Xây dựng) - Công trình hệ 5 lò vôi và tháp chuyển vật liệu của Nhà máy xi măng Long Thọ cũ (có từ thời Pháp thuộc) ra đời cách đấy hơn 100 năm. Một công trình kiến trúc tiêu biểu cho thời kỳ đầu ngành Công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên – Huế cần được cải tạo, bảo tồn, phát huy giá trị để giới thiệu đến người dân và du khách.

  • Khám phá kiến trúc đặc biệt của tháp cổ Chiềng Sơ

    (Xây dựng) – Tháp cổ Chiềng Sơ là di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo, được xây dựng bởi tình đoàn kết hai dân tộc Việt - Lào. Tháp hiện tọa lạc tại bản Nà Muông, xã Chiềng Sơ, huyện Ðiện Biên Ðông, tỉnh Điện Biên. Ngày 14/04/2011, tháp Chiềng Sơ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL.

  • Gia Lai xây dựng cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe hướng đến bảo tồn văn hóa dân tộc

    (Xây dựng) - Tỉnh Gia Lai đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm phát triển của khu vực Bắc Tây Nguyên, với tầm nhìn trở thành "Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe". Đây là một chiến lược dài hạn kết hợp giữa phát triển kinh tế xanh, bảo tồn thiên nhiên và duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load