Thứ tư 24/04/2024 19:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Trông chờ tháo gỡ pháp lý!

10:15 | 22/12/2020

(Xây dựng) - Càng gần cuối năm, các chuyên gia trong lĩnh vực BĐS dành nhiều thời gian cho việc phân tích những gì đã qua và xu hướng của thị trường sắp tới. Nhiều bài học đã và đang được đúc kết nhưng điểm nóng nhất vẫn là việc tháo gỡ những nút thắt về các thủ tục pháp lý.

trong cho thao go phap ly
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Một câu hỏi được đặt ra, tại sao đến những ngày này, sau biết bao nỗ lực cải cách hành chính của Chính phủ mà một dự án muốn triển khai được vẫn phải mất đến vài ba năm? Nào chờ quy hoạch chung của tỉnh, của địa phương, sau đó mới lập quy hoạch dự án, rồi chờ phê duyệt, xin cấp phép...

Theo một chủ doanh nghiệp cho hay, thì ra trước đây, chủ đầu tư vừa triển khai, vừa hoàn thiện thủ tục dự án thì mới có thể đẩy nhanh tiến độ. Còn với cơ chế hiện tại, không được phép vừa triển khai vừa hoàn thiện thủ tục, thì sẽ phải mất đến 3 năm hoặc hơn nữa!

Thực tiễn cho thấy, việc để cho “chủ đầu tư vừa triển khai, vừa hoàn thiện thủ tục dự án” như trước đây đã để lại nhiều hậu quả rất khó khắc phục trong việc quản lý quy hoạch đô thị. Chính vì thế, hệ thống pháp lý trong quản lý vĩ mô đã bắt buộc phải “khép” bớt lại. Tuy nhiên, “khép” đến mức độ khiến thị trường đông cứng, trì trệ thì chắc chắn cần có sự xem lại và điều chỉnh.

Cũng theo ý kiến của doanh nghiệp, có những chính sách 20 năm chưa thay đổi, đến nay không còn phù hợp với thị trường. Chẳng hạn như ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết, có khu đất của Tân Hoàng Minh mua từ năm 2007 nhưng sau 14 năm vẫn chưa tính xong tiền sử dụng đất, hoàn thiện các thủ tục để triển khai.

Hoặc như ý kiến của ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Nam Long, rằng trên thế giới trước khi quyết định đầu tư thì nhà đầu tư phải biết được giá thành, nhưng ở Việt Nam, tiền sử dụng đất không biết là bao nhiêu. Ẩn số mang tên “tiền sử dụng đất” khiến doanh nghiệp đau đầu để đi đến quyết định đầu tư do không xác định được chi phí đầu vào...

Trong bài viết mới đây, PGS.TS Doãn Hồng Nhung đã nhận xét: “Các nhà hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật cần có những động thái quyết liệt trong việc khơi thông các điểm nghẽn pháp lý và thủ tục hành chính để khai phóng sức mạnh tiềm tàng từ đất đai. Đây chính là cơ sở quan trọng nhất để có thể lạc quan, tin tưởng vào sự bứt phá của thị trường BĐS trong chu kỳ phát triển mới với những bước đi thận trọng, hiệu quả, bền vững. Tiến độ sửa đổi các bất cập trong quy định pháp luật có liên quan đến thị trường BĐS sẽ quyết định việc đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người sử dụng đất về bức tranh thị trường năm 2021”.

Lời khuyên này tuy không phải là mới nhưng quả thực vẫn rất xác đáng cho năm tới và nhiều năm nữa!

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load