Thứ sáu 26/04/2024 06:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Triển khai quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ Hoàn Kiếm

22:15 | 25/05/2022

(Xây dựng) – Chiều 25/5, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 21/2022/QĐ-UBND ngày 17/5/2022 của UBND Thành phố Hà Nội về “Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận”.

trien khai quy che quan ly hoat dong trong khong gian di bo hoan kiem
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn chỉ đạo tại Hội nghị.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn cho biết, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận hoạt động chính thức từ ngày 1/1/2020.

Ngày 31/12/2020, UBND quận Hoàn Kiếm tiếp tục triển khai mở rộng không gian đi bộ phía Nam khu phố cổ kết nối phía Bắc khu vực hồ Hoàn Kiếm; tạo thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, cộng hưởng giá trị, đáp ứng được nhu cầu của người dân và du khách đến tham quan, thưởng ngoại, du lịch văn hóa và mua sắm, ẩm thực.

Đến nay, hoạt động của các không gian đi bộ trên địa bàn quận đã có sức hấp dẫn đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế, phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của khu phố cổ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Tạo dựng một không gian văn hóa đặc biệt phục vụ nhân dân và du khách (trở thành nơi giao lưu văn hóa cộng đồng của các tỉnh, thành phố, vùng miền trong cả nước và quốc tế), đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng thức văn hóa nghệ thuật, ẩm thực của du khách trong và ngoài nước được dư luận xã hội trong và ngoài nước đánh giá cao.

Đồng thời thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn quận, qua đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của quận Hoàn Kiếm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế về trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, cũng như hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động văn hóa, nghệ thuật...

Để duy trì tốt các hoạt động tại không gian đi bộ trên địa bàn quận và triển khai thực hiện tốt “Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận”, thời gian tới, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tập trung chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và UBND các phường chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại. Trong đó, sẽ đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại không gian đi bộ.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: Việc tổ chức và hoạt động của tuyến phố đi bộ gắn với không gian đi bộ ngày càng hoàn thiện, trở thành thương hiệu, một điểm đến, điểm nhấn riêng có của Thủ đô Hà Nội, tạo ra không gian vui chơi, thư giãn chung cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; nơi hội nhập, giao lưu văn hóa các vùng miền trong nước và văn hóa các nước trên thế giới; góp phần phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế quận Hoàn Kiếm và Thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng đề nghị, các cơ quan thông tấn báo chí tiếp tục phối hợp tuyên truyền nhằm hỗ trợ thành phố, quận Hoàn Kiếm quảng bá hình ảnh không gian đi bộ Hoàn Kiếm ra cả nước và thế giới.

trien khai quy che quan ly hoat dong trong khong gian di bo hoan kiem
Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long tiếp thu các ý kiến chỉ đạo từ thành phố.

Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long khẳng định, thời gian tới, sẽ tập trung chấn chỉnh, khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế phát sinh; đồng thời, tiếp tục phát huy tiềm năng, giá trị văn hóa lịch sử của khu phố cổ Hà Nội, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận nhằm kích cầu phát triển du lịch, qua đó góp phần cùng thành phố khôi phục đà tăng trưởng kinh tế.

Có thể nói, trong thời gian qua, quận Hoàn Kiếm đã triển khai, duy trì hoạt động 4 khu vực không gian đi bộ trên địa bàn quận.

Các không gian đi bộ trên địa bàn quận đã trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân Hoàn Kiếm và là điểm đến của Thủ đô, tạo ra không gian vui chơi, thư giãn cho cộng đồng dân cư, du khách trong và ngoài nước; là nơi giao lưu văn hóa thế giới và các vùng miền.

Các hoạt động trong không gian đi bộ trên địa bàn quận đã có sức hấp dẫn đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế; phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội (Di tích quốc gia) và cảnh quan không gian khu vực hồ Hoàn Kiếm (Di tích quốc gia đặc biệt)…

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load