Chủ nhật 03/11/2024 04:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Tránh ô nhiễm không khí trong các tòa nhà

17:26 | 23/12/2019

(Xây dưng) - Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, việc xây mới, cải tạo, nâng cấp đô thị đã làm phát sinh lượng bụi lớn trong môi trường. Thêm nữa, mật độ phương tiện cá nhân ngày càng tăng đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông, kèm theo chất lượng phương tiện kém, nhất là nhiều phương tiện cũ đã qua sử dụng… đang là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí không ngừng gia tăng.

tranh o nhiem khong khi trong cac toa nha
Ô nhiễm không khí, trong đó bụi mịn PM2.5 được cảnh báo có thể gây tử vong và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu tiếp xúc trong một thời gian dài (Nguồn: Internet).

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), thông thường các tháng hè là mùa mưa nên chất lượng không khí tốt nhất trong năm, nhưng vẫn có những thời điểm điều kiện khí tượng bất thường làm cho nồng độ bụi tăng cao.

Cụ thể như trong thời gian gần đây nồng độ bụi mịn tăng cao đột biến, chỉ số chất lượng không khí ở mức kém tại nhiều trạm quan trắc không khí ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh phía Nam ở mức cảnh báo có hại cho sức khỏe.

Theo tính toán, nồng độ bụi trung bình trong không khí ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vượt mức cho phép từ hai đến ba lần và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao. Nguồn sinh ra bụi ô nhiễm ở các đô thị lớn hầu hết là từ khí thải giao thông, công trình xây dựng, đường sá và nhà máy công nghiệp. Đối với vùng nông thôn, nhìn chung chất lượng môi trường không khí còn khá tốt. Môi trường chủ yếu bị tác động cục bộ bởi các hoạt động sản xuất làng nghề, xây dựng, đốt rơm rạ, đốt rác thải, đun nấu...

Đặc biệt, bụi mịn hoặc PM2.5 - vật chất dạng hạt có kích thước 2.5-micron hoặc nhỏ hơn - đã trở thành ‘từ khóa’ phổ biến trên các phương tiện thông tin khi thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội liên tục xuất hiện những lớp không khí giống như sương mù trong vài tháng qua. PM2.5 được cảnh báo có thể gây tử vong và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu tiếp xúc trong một thời gian dài.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, mặc dù việc thay đổi môi trường bên ngoài còn nhiều thử thách, chúng ta có thể phần nào kiểm soát được phần không khí bên trong các tòa nhà, nơi mọi người dành phần lớn thời gian cho công việc và cuộc sống. Tình hình không khí ô nhiễm đã thúc đẩy các nhà đầu tư bất động sản xem xét việc đầu tư thêm thiết bị lọc không khí cho các dự án của mình.

Tùy thuộc vào kích thước của không gian, các phương án khác nhau có thể được sử dụng. Bà Phạm Minh Trúc - Giám đốc bộ phận Phát triển và Quản lý dự án của JLL Việt Nam cho biết, có hai phương án phổ biến cho việc lọc không khí thường được sử dụng. Đó là, đối với không gian khó thay đổi thiết kế, việc thiết lập các bộ lọc không khí độc lập là cần thiết. Các bộ lọc di động này sẽ mang lại hiệu quả tức thời, nhưng chi phí khá cao, việc bảo trì và vận hành chủ yếu được thực hiện bởi con người. Trong khi đó, phương án thiết lập hệ thống lọc trên trần nhà được xem là hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất, nhờ vào công suất cao và diện tích lọc không khí tuần hoàn lớn. Việc lắp đặt hệ thống trên trần nhà cũng ít bị cản trở bởi đồ nội thất, cho phép máy lọc phân bố không khí đồng đều với tốc độ nhanh hơn và hạn chế gián đoạn.

“Trong ngắn hạn, chi phí cho việc cải tạo các tòa nhà đang được vận hành có thể sẽ cao, tuy nhiên, giá trị nhận được trong dài hạn sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận lâu dài”, ông Stephen Wyatt - Tổng giám đốc JLL Việt Nam nhận định. Các tòa nhà có chất lượng không khí tốt sẽ mang lại giá trị rất lớn cho môi trường, nhận được lợi thế cạnh tranh và chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh, từ đó trở nên hấp dẫn các nhà đầu tư và khách thuê.

Bên cạnh đó, việc quan tâm đầu tư vào hệ thống lọc không khí cũng cho thấy các tòa nhà được quản lý theo tiêu chuẩn cao và chủ đầu tư sẵn sàng cam kết về tính bền vững cũng như tạo ra một môi trường tốt nhất cho cư dân.

Theo ông Stephen Wyatt, ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề riêng của các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mà sẽ có tác động đến toàn bộ Việt Nam. Trong tương lai, chúng ta sẽ phải xem xét việc áp đụng các tiêu chuẩn xây dựng công trình xanh, nhằm giúp chủ nhà và các đơn vị quản lý có trách nhiệm với môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả.

Đặc biệt, cần tiến hành rà soát và phê duyệt lại quy hoạch quản lý phát triển đô thị theo các tiêu chí xây dựng đô thị xanh, nhất là chú trọng đến việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải rắn) phải đi trước và có tính toán đầy đủ đến các tác động tổng thể trong mối quan hệ với các khu vực chung quanh; khuyến khích, xây dựng quy chế quản lý nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường đô thị; xây dựng các mô hình điểm về quản lý, bảo vệ môi trường đô thị để phát huy và nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước...

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Long An đẩy nhanh phát triển đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, chương trình phát triển đô thị không chỉ đơn thuần là một chiến lược phát triển kinh tế mà còn là một động lực mạnh mẽ giúp các địa phương định hình tương lai. Chương trình phát triển đô thị tạo động lực, định hướng để các địa phương triển khai đầu tư xây dựng, hoàn thành các tiêu chí, tiêu chuẩn, nâng loại các đô thị hiện hữu và hình thành, phát triển các đô thị mới, hướng đến sự bền vững.

  • Sở Xây dựng Đà Nẵng tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng Phùng Phú Phong cho biết, việc tổ chức kỷ niệm Ngày Đô thị Việt Nam mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh những nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phát triển các đô thị theo mục tiêu bền vững. Đây không chỉ là dịp để nhìn lại các thành tựu đã đạt được mà còn là cơ hội để đặt ra những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

  • Bài 1: Thiên Thời, địa lợi, nhân hòa - hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Trên hành trình hướng tới mục tiêu đưa Bắc Ninh trở thành đô thị loại I và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, tỉnh đang tập trung thu hút, lựa chọn nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị lớn, đa tiện ích.

  • UBND thành phố Hà Nội xem xét đề án giao thông thông minh trên địa bàn

    Sáng 1-11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ tháng 11-2024 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố và theo Chương trình công tác năm 2024 của UBND thành phố.

  • Đồng Nai hạ quyết tâm kiến tạo, bứt phá đô thị

    Tốc độ đô thị hóa của tỉnh Đồng Nai thời gian qua diễn ra khá chậm, dẫn đến tỷ lệ đô thị thấp nhất trong “tứ giác kinh tế” vùng Đông Nam Bộ, đó là chưa kể chất lượng các đô thị cũng còn nhiều hạn chế. Để thúc đẩy đô thị phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, gia tăng giá trị, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác, lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đang quyết liệt đôn đốc, điều hành nhiều giải pháp nhằm tạo đột phá lĩnh vực này theo đồ án quy hoạch tỉnh giai đoạn mới, trong bối cảnh hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia chuẩn bị đi vào hoạt động.

  • Xác định giải pháp để 5 huyện ở Thủ đô “tăng tốc” lên quận

    Thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND (ngày 23-9-2021) của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các ngành, địa phương đang nỗ lực tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ đề ra, nhất là mục tiêu 5 huyện phấn đấu lên quận.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load