Thứ bảy 27/07/2024 19:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Trái tim Long Thành và cú hích mang tầm thế kỷ

19:57 | 01/09/2023

Trái tim Long Thành đã được kích hoạt. Nhà ga hành khách - công trình có ý nghĩa quyết định của siêu sân bay đã được khởi công, để không bao lâu nữa, nơi đây sẽ là cảng hàng không quốc tế hiện đại, đồng bộ về hạ tầng, dịch vụ và tiện ích phụ trợ, trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng, tạo cú hích cho thời kỳ tăng tốc phát triển kinh tế nhanh hơn của cả nước.

Đất nước rạng rỡ niềm vui với nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, lịch sử… nhiều công trình, dự án lớn đã hoàn thiện, khánh thành, đưa vào khai thác nhân kỷ niệm Quốc khánh 2/9, mừng đất nước đã đi qua đoạn đường gần 80 năm độc lập tự do. Càng tự hào hơn, khi có thêm những dự án lớn được khởi công xây dựng, kích hoạt sự trỗi dậy cho một vùng đất giàu tiềm năng, kỳ vọng tạo động lực phát triển cho đất nước.

Nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành và một số dự án thành phần được khởi công chiều 31/8 là một công trình như vậy.

Trái tim Long Thành và cú hích mang tầm thế kỷ
Thiết kế nhà ga sân bay quốc tế Long Thành (Đồ họa: ACV)

Thế nhưng, để có được lễ khởi công Nhà ga hành khách - trái tim của đại dự án sân bay quốc tế Long Thành là cả một quá trình tính toán, chuẩn bị công phu và một tinh thần quyết tâm rất lớn của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương.

Nhìn lại những chuyến làm việc như con thoi của Thủ tướng, các Phó thủ tướng với tỉnh Đồng Nai và các Bộ, ngành trong mấy năm qua để xúc tiến những công việc liên quan, thúc đẩy tiến độ phê duyệt quy hoạch, thiết kế, đấu thầu … những hạng mục quan trọng của toàn bộ dự án mới thấy hết sự lo lắng và kỳ vọng của các nhà lãnh đạo về một đại công trình có thể phát huy hết tiềm năng, lợi thế trở thành trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa của đất nước và khu vực ASEAN.

Dẫn đầu toàn quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ hiện chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu, hơn 40,7 % lượng vốn FDI của cả nước, với khoảng 176 tỷ USD, tính đến cuối năm 2022. Trong đó, TPHCM là địa phương dẫn đầu với 55,7 tỷ USD, trong tổng số 432,43 tỷ USD vốn FDI của Việt Nam.

Cùng với tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong 20 năm qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam qua cửa ngõ phía Nam cũng tăng lên nhanh chóng, khiến sân bay Tân Sơn Nhất dù đã được đầu tư mở rộng vẫn bị quá tải trầm trọng.

Không thể cứ để một chàng trai đang tuổi ăn tuổi lớn phải chịu cảnh tù túng trong chiếc áo chật chội. Một chiếc áo đủ rộng không chỉ để chàng trai ấy thoải mái lớn lên mà còn có thể vươn vai Phù Đổng, bước ra với khu vực và thế giới là cần thiết. Ý tưởng về sân bay quốc tế Long Thành ra đời là để thực hiện khát vọng ấy, thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành điểm sáng của cả nước và khu vực ASEAN.

Với tổng nguồn vốn 360.000 tỷ đồng, thiết kế đạt cấp 4F, mức cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), sân bay Long Thành giai đoạn một có công suất 25 triệu khách, sau khi hoàn thành giai đoạn 3 có thể phục vụ 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm; sẽ là trung tâm trung chuyển vận tải hàng không hiện đại, là điểm kết nối của khu vực và thế giới, có thể cạnh tranh với các sân bay trong khu vực như Changi của Singapore, Suvarnabhumi của Thái Lan…

Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng sân bay quốc tế Long Thành cho thấy lãnh đạo các cấp luôn coi trọng phát triển hạ tầng giao thông chiến lược, trong đó có hệ thống đường cao tốc, cảng biển và hạ tầng vận tải hàng không. Bởi, chỉ khi cơ sở hạ tầng tốt và hiện đại thì kinh tế đất nước mới có cơ hội cất cánh.

Thế giới đã chứng kiến khá nhiều mô hình đô thị sân bay thành công, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế và thương mại, du lịch của địa phương như sân bay Amsterdam Schiphol của Hà Lan, gắn liền với khu vực mua sắm lớn, mang lại nguồn thu đáng kể cho đất nước; hay như sân bay Incheon (Hàn Quốc) tập trung rất nhiều doanh nghiệp logistics và kho bãi; cách sân bay 20km là Khu vực thương mại tự do Incheon FEZ rất phát triển.

Với vị trí và tầm vóc của dự án, có thể tự tin rằng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ mở ra không gian phát triển mới, tạo động lực tăng trưởng, thúc đẩy thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho cả vùng Đông Nam bộ và khu vực lân cận. Nhất là khi hệ thống giao thông kết nối trong khu vực gồm đường sắt, đường bộ cao tốc hiện đại đã và đang ngày càng hoàn thiện.

Theo nhiều chuyên gia, sân bay Long Thành khi đi vào khai thác sẽ gia tăng lợi thế thu hút đầu tư FDI, thúc đẩy phát triển du lịch vùng, hiện thực hóa vùng Đông Nam Bộ và TPHCM trở thành cửa ngõ thu hút khách du lịch quốc tế tới Việt Nam, đem lại nguồn thu đáng kể nhờ phát triển đồng bộ các hoạt động kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ đi kèm, có thể đóng góp cho tăng trưởng GDP nước ta từ 3 - 5%.

Vùng đất từng bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh với những rừng "cao su Long Thành run rẩy cánh tay xương" kỳ vọng sẽ được viết lại bằng một trang mới mang tầm thế kỷ, khi nơi đây trở thành trung tâm kết nối với thế giới, Trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực ASEAN, trục phát triển đô thị, dịch vụ, thương mại mang tầm quốc gia và khu vực.

Theo Vân Thiêng/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Cảnh giác trước mưu đồ “đổi màu” văn hóa

    Công nghiệp văn hóa đã và đang là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa sẽ giúp các quốc gia có thể nhanh chóng thu về những lợi ích kinh tế to lớn với tư cách như là một ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu. Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong những năm gần đây.

  • Sự thật không thể nào phủ nhận

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách lớn của dân tộc đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 do tuổi cao, bệnh nặng. Đây là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta vô cùng biết ơn và tự hào về những thành tựu quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi vậy, trong thời gian tới cả hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân đều cần phát huy tinh thần trách nhiệm gìn giữ và tiếp tục phát huy những di sản vô giá đó.

  • An toàn lao động là quan trọng nhất

    "An toàn là trên hết" được xem là nguyên tắc vàng, là khẩu hiệu, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình lao động, được treo tại nhiều công trường. Nhưng, chỉ 1 "lỗ hổng" nhỏ về ý thức, tai họa có thể ập đến, mang đến nỗi đau tột cùng cho nhiều người lao động và gia đình họ.

  • Tư duy mới - giá trị mới

    Theo thông tin từ Hội nghị lần thứ ba, Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (diễn ra ngày 9-5 vừa qua), năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước.

  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load