(Xây dựng) - Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều vụ tai nạn liên quan đến cháy nổ có nguyên nhân từ các hộ kinh doanh cá thể. Trong số đó có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân. Mà nguyên nhân trực tiếp là từ việc kinh doanh những mặt hàng dễ cháy, sắp xếp hàng hóa cồng kềnh gần những nơi dễ phát hỏa như bếp, nơi thờ cúng, khu vực câu móc điện không an toàn hoặc do sự chủ quan của một số chủ hộ kinh doanh khi không trang bị đầy đủ các thiết bị, không tuân thủ đúng quy chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Vừa qua, một vụ cháy lớn xảy ra tại cửa hàng bán đồ sơ sinh số 311 phố Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội) khiến 4 người trong một gia đình bị thiệt mạng, trong đó có cả người già, trẻ em và phụ nữ mang thai (ảnh TTXVN). |
Thực hiện tốt các yêu cầu về PCCC là hết sức cần thiết.
Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội; Luật Phòng cháy chữa cháy đã quy định các biện pháp cơ bản trong phòng cháy. Theo đó: Thứ nhất là quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy. Thứ hai là thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Nghị định 136/2020/NĐ-CP cũng tập trung vào cụ thể hóa điều kiện phòng cháy cho các cơ sở, đối tượng. Chẳng hạn như quy định có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới; quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với hộ gia đình vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh... Đặc biệt, Nghị định cũng đã bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC là: Nhà trọ, trường tiểu học, THCS, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình; cửa hàng tiện ích...
Việc bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy (nhà tập thể, nhà trọ, trường tiểu học, trung học cơ sở), nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình; hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500m trở lên…) là phù hợp với thực tiễn. Cụ thể như: Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện phòng cháy, chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm điều kiện có nội quy về PCCC, có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện PCCC bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC; về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC theo quy định của Bộ Công an; có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh; đồng thời có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. Điều kiện này phải được hộ gia đình thực hiện, duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Hộ gia đình sinh sống kết hợp sản xuất, kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định.
Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp
Nghị định 136/2020/NĐ-CP tập trung vào cụ thể hóa điều kiện phòng cháy cho các cơ sở, đối tượng. Chẳng hạn như quy định có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới; quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với hộ gia đình vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh... Đặc biệt, Nghị định đã bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC là: nhà trọ, trường tiểu học, THCS; nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình; cửa hàng tiện ích... Điều này sẽ giúp việc phòng cháy được sát sao hơn. Vì thực tế là hiện nay các cơ sở này luôn có nhiều người học tập, sinh hoạt, ngay sát các khu dân cư. Nhiều nơi lối ra vào khá hẹp, không có lối thoát hiểm..., do đó, cần chú trọng đến phòng cháy để hạn chế sự cố cháy và thiệt hại do cháy gây ra.
Đặc biệt, Nghị định cũng đã quy định danh mục cơ sở do UBND cấp xã quản lý nhằm bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức mới của Bộ Công an và thực hiện phân cấp tối đa việc quản lý cho cấp cơ sở để nâng cao trách nhiệm, vai trò của chính quyền các cấp trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
Có hay không việc buông lỏng quản lý
Ngày 24/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ). Ngày 10/1/2021, Nghị định 136/2020/NĐ- chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình cháy nổ ở một số hộ kinh doanh đang ngày càng tăng cao, có nhiều vụ việc xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng, hết sức thương tâm về người lẫn tài sản.
Số vụ tai nạn thương tâm liên quan đến cháy nổ tại các hộ kinh doanh lại khá nhiều. Khi có cháy nổ xảy ra nhiều hộ kinh doanh đã không trang bị đẩy đủ các thiết bị cần thiết và không tuân thủ theo đúng quy chuẩn an toàn PCCC. Việc thiệt hại và tính mạng và tài sản xảy ra không phải là điều khó hiểu.
Chính vì vậy, việc thực hiện tốt các yêu cầu về PCCC luôn hết sức cần thiết nhằm hạn chế được những tai nạn thương tâm.
Như Ý
Theo