Thứ ba 08/10/2024 01:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

TP.HCM tái khởi động dự án cầu Thủ Thiêm 4 gần 5.300 tỉ đồng

18:42 | 16/12/2022

Cầu Thủ Thiêm 4 nối TP Thủ Đức với quận 7 có kinh phí gần 5.300 tỉ đồng được kỳ vọng giảm ùn tắc giao thông tại khu Nam Sài Gòn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM.

Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Phan Công Bằng vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 theo phương thức đối tác công tư (PPP). Đây được xem là bước chuẩn bị cho việc triển khai dự án giao thông có kinh phí gần 5.300 tỉ đồng.

Theo đó, Sở GTVT TP sẽ chi hơn 708 triệu đồng để chỉ định thầu 3 gói thầu, gồm: Lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất gói thầu tư vấn, khảo sát, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; Thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Các gói thầu này dự kiến hoàn thành trong quý 2/2023.

TP.HCM tái khởi động dự án cầu Thủ Thiêm 4 gần 5.300 tỉ đồng
Cầu Thủ Thiêm 4 sau khi hoàn thành. Ảnh: Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM

Từ năm 2015, liên danh 3 công ty bất động sản và xây dựng trong nước đã gửi văn bản cho Thành ủy và UBND TP.HCM đề xuất được đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 bằng hình thức đổi đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tổng mức đầu tư gần 5.300 tỉ đồng.

TP.HCM sau đó kiến nghị Thủ tướng cho phép chỉ định liên danh này xây dựng cầu theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Tuy nhiên, nhiều năm qua dự án vẫn "đứng hình" do chờ xác định phương án đầu tư mới (do hợp đồng BT bị loại bỏ trong Luật PPP nên phải điều chỉnh chủ trương đầu tư).

Hiện nay, Sở GTVT TP dự kiến triển khai dự án cầu Thủ Thiêm 4 theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Theo kế hoạch, công trình sẽ thực hiện trong giai đoạn 2024-2028.

Khi hoàn thành, cầu Thủ Thiêm 4 được kỳ vọng góp phần giảm ùn tắc giao thông từ khu Nam Sài Gòn về trung tâm TP, đồng thời giúp Khu đô thị mới Thủ Thiêm phát triển nhanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP.

Theo thiết kế, cầu Thủ Thiêm 4 dài gần 2,2km, rộng 28m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7; tĩnh không thông thuyền 80x10 m; vận tốc thiết kế 60 km/h.

Công trình bắt đầu tại quận 7, đoạn trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 - Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư. Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, nối với Khu đô thị Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4.

Theo Tuấn Kiệt/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Đầu tư 13 tỷ đồng xây mới Trạm bơm Yên Lâm sau 60 năm hoạt động

    (Xây dựng) – HĐND tỉnh Ninh Bình vừa có chủ trương đầu tư xây dựng mới Trạm bơm Yên Lâm thay thế cho trạm bơm cũ đã hoạt động suốt 60 năm qua.

  • “Vượt nắng thắng mưa”, đưa dự án cầu Rạch Miễu 2 hoàn thành đúng tiến độ

    (Xây dựng) - Những ngày này, không khí làm việc trên các công trường thi công cầu Rạch Miễu 2 đang diễn ra khẩn trương, hối hả. Các đơn vị nghiêm túc triển khai thi công “3 ca, 4 kíp”, bất chấp thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, cả 6 gói thầu thuộc dự án đều tăng tốc thi công. Quyết tâm hoàn thành dự án như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, phấn đấu hoàn thành công trình vào dịp chào mừng lễ Quốc khánh 2/9/2025.

  • Từ ngày 7/10 sẽ tạm dừng lưu thông đoạn đường trên QL51 để tiến hành sửa chữa

    (Xây dựng) - Mới đây, Khu Quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ Việt Nam) cho biết từ ngày 7/10, sẽ phối hợp với Công ty Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tạm dừng lưu thông một đoạn dài khoảng 700m trên QL51 để tiến hành sửa chữa.

  • Tây Ninh: Phê duyệt Dự án chỉnh trang đường Cách mạng tháng Tám gần 400 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đã có quyết định phê duyệt Dự án chỉnh trang đường Cách mạng tháng Tám (đoạn từ cầu Quan đến đường Biên Phủ) với tổng mức đầu tư 391.408 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành từ năm 2023 đến 2026.

  • An Giang: Giao thông đi trước tạo động lực phát triển

    (Xây dựng) - An Giang là địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Với tư duy đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, tỉnh đã nhận diện được những thách thức, hạn chế về cơ sở hạ tầng; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn vay từ các tổ chức, đặc biệt đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội hóa để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn đến thành thị trong bối cảnh nguồn ngân sách rất hạn hẹp. Trong những năm qua, ngành Giao thông vận tải An Giang đã nhiều nỗ lực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội. Báo điện tử Xây dựng trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bài viết của ThS.KS Ngô Công Thức, Giám đốc Sở Giao thông vận tải An Giang.

  • Hải Lăng (Quảng Trị): Liêu xiêu mấy nhịp cầu dân sinh

    (Xây dựng) – Hàng chục cây cầu dân sinh bắc qua sông, kênh mương trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã bị hư hỏng, xuống cấp theo năm tháng, những nhịp cầu liêu xiêu mất an toàn luôn hiện hữu với người và phương tiện tham gia giao thông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load