Thứ ba 30/04/2024 12:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tìm giải pháp nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt Nam

19:33 | 28/04/2021

(Xây dựng) – Ngày 28/4, tại thành phố Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND thành phố Cần Thơ phối hợp tổ chức. Trên 400 đại biểu của 63 tỉnh, thành trong cả nước và các chuyên gia trong, ngoài nước đã tham dự trao đổi những giải pháp thúc đẩy nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt Nam trong thời gian tới.

tim giai phap nang cao chuoi gia tri nong san viet nam
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan trả lời phỏng vấn báo đài.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng 5-7%

Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản cho biết nguồn cung sản lượng nông lâm thủy sản hàng năm các ngành hàng chủ lực như: Thủy sản 8,4 triệu tấn, cây công nghiệp lâu năm 4,58 triệu tấn, thịt, sữa 6,5 triệu tấn, trứng 13,8 tỷ quả, gỗ và lâm sản ngoài gỗ 20,5 triệu m3… Doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đã có những bước tiến vượt bậc.

Hiện nay, cả nước có 7.502 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản quy mô công nghiệp có gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ, hộ gia đình. Trong đó, nhiều nhất là doanh nghiệp chế biến gỗ 3.808 doanh nghiệp, kế đến là doanh nghiệp thủy sản 864 doanh nghiệp, thứ ba là doanh nghiệp chế biến gạo 582 doanh nghiệp, các doanh nghiệp tiếp theo là: Sắn 500 doanh nghiệp, điều 467 doanh nghiệp, thức ăn chăn nuôi 343 doanh nghiệp, chè 258 doanh nghiệp, cà phê 243 doanh nghiệp…

Các tổ hợp chế biến lớn như: Công ty Nafoods Tây Bắc; Công ty Cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La; Nhà máy nước hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ-Tập đoàn TH; Nhà máy chế biến trứng DABACO; Nhà máy chế biến rau củ quả Haphofood, Nhà máy chế biến gỗ Nghệ An-Tập đoàn TH; Nhà máy nước uống tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên; Nhà máy chế biến gỗ An Việt Phát-Tập đoàn An Việt Phát; Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao; Nhà máy chế biến Tanifood; Công ty cổ phần Nafoods Miền Nam; Nhà máy chế biến thủy sản Hùng Cá; Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu An An…

tim giai phap nang cao chuoi gia tri nong san viet nam
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ phát biểu chào mừng Hội nghị.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết giai đoạn từ 2015-2020 tốc độ trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản là 5-7%. Kim ngạch xuất khẩu nông làm thủy sản năm 2015 từ 30,14 tỷ USD tăng lên 41,25 tỷ USD vào năm 2020. Thị trường nhập khẩu nông lâm sản của Việt Nam, dẫn đầu là Hoa Kỳ 26,2%, kế đến là Trung Quốc 24,6%, EU 9,2%, ASEAN 9,18%, Nhật Bản 8,3%... Cán cân thương mại dương 10,25 tỷ USD (xuất khẩu 41,25 tỷ USD, nhập khẩu 31 tỷ USD). 08 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD là: Rau quả, hạt điều, gạo, cà phê, cao su, tôm, gỗ, cá tra. Hiện nay hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên 186 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giá trị nông sản chưa xứng tầm…

Mặc dù những năm qua nông dân cùng doanh nghiệp nỗ lực hợp tác sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản, hình thành chuỗi giá trị nông sản nhưng vẫn còn đối mặt mặt với nhiều khó khăn, năng lực cạnh tranh còn thấp, so với lợi thế tiềm năng thì chưa xứng tầm.

Tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy công tác chế biến và phát triển thị trường nông sản năm 2021, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản thông tin cho biết năng lực lưu kho và chuỗi cung ứng lạnh còn hạn chế. Chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hầu hết do doanh nghiệp nhỏ thực hiện đơn lẻ từng khâu.

Dịch vụ logistics mới phát triển ở những thành phố lớn, trong khi tại nhiều nơi như Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa, vựa nông thủy sản lớn nhất đất nước thì dịch vụ này lại chậm phát triển. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics phục vụ thương mại biên giới hạn chế, chưa tạo giá trị tăng cho mặt hàng nông sản Việt Nam. Các trung tâm logistics phân bố manh mún và đầu tư tự phát dựa trên nhu cầu của một số nhóm khách hàng chưa có tỉnh kết nối. Kênh phân phối nông sản qua hệ thống chợ đầu mối và chợ dân sinh chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Điểm nghẽn trong nông nghiệp là logistics. Chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%, khá cao so với các nước khu vực (khoảng 10-15%). Kết nối hạ tầng logistics phục vụ nông nghiệp còn nhiều bất cập.

Mặt khác, bảo quản sau thu hoạch mặc dù đã nói nhiều nhưng hiện nay tỉ lệ tổn thất vẫn còn lớn, tùy lĩnh vực nhưng dao động từ 10-25%. Sản phẩm sơ chế có giá trị gia tăng chiếm 70-80%; sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chiếm 15-30%. Các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản nhỏ lẻ gặp khó khăn về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và các rào cản kỹ thuật xuất khẩu hàng hóa.

Trong phát biểu chảo mừng Hội nghị, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBDN thành phố Cần Thơ, cho rằng trong những năm qua sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng có sự phát triển vược bậc. Nhiều ngành hàng như lúa gạo, thủy sản, cà phê,… của nước ta đã nằm trong nhóm các nước dân đầu về giá trị xuất khẩu. Nông sản nước ta đã có mặt nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

“Mặc dù ngành Nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng nhưng chúng ta có thể nhìn nhận nhiều tiềm năng của ngành nông nghiệp chưa được khai thác hiệu quả, tiêu thụ nông sản của bà con nông dân cũng còn nhiều khó khăn. Công nghiệp chế biến, chế biến sâu, công nghiệp bảo quản nhiều ngành hàng chưa được quan tâm và phát triển. Nhiều loại nông sản như rau quả của nước ta chỉ tiêu thụ dạng tươi nên tỉ lệ tổn thất sau thu hoạch tương đối cao.

Nhiều ngành hàng nông sản chúng ta sử dụng chế biến tỷ lệ chưa cao, tỷ lệ giá trị tăng của sản phẩm chế biến còn thấp nên lãng phí nhiều giá trị tiềm năng của ngành hàng. Trong một thời gian dài, chúng ta chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu của nông sản nên chưa tạo sức cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Bên cạnh đó, thị trường nội địa của nhiều loại nông sản chưa thật sự được chú ý, sự lưu thông của các sản phẩm đặc sản giữa các vùng miền còn hạn chế nhất định…” Ông Trần Việt Trường, đã phát biểu.

Trả lời phỏng vấn báo đài, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lê Minh Hoan, cho biết: Trong chuỗi giá trị nông sản thì khâu sản xuất là thấp nhất. Hiện nay, nông sản Việt Nam mới đạt được giá cả chưa đạt giá trị. Vì hàng hóa nông sản hiện nay hầu như là sản phẩm thô, chỉ 20-30% sản phẩm thông qua chế biến, tỉ lệ này rất thấp, tại Đài Loan (Trung Quốc) 80% nông sản được chế biến xuất khẩu. Hội nghị lần này mong muốn nâng cao tỷ trọng nông sản chế biến đáp ứng được thị trường xuất khẩu, giải quyết “câu chuyện” nông sản thất mùa được giá và trúng mùa mất giá. Không để “giải cứu” như câu chuyện hành tím Vĩnh Châu, cam hay dưa hấu như trong thời gian qua…

Tìm giải phải nâng cao chuỗi giá trị nông sản

Tại Hội nghị, các Bộ ngành, diễn giả, địa phương, đã thảo luận những vấn đề về thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản như: Thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông sản trong bối cảnh mới và đề xuất một số giả pháp (Cục Chế biến và phát triển thị trường Nông Sản); Xu thế công nghệ chế biến của thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra trong bảo quản chế biến nông sản (Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch); Kết nối công nghệ chế biến với thị trường nông sản (Công ty Cổ phần Vinamit); Chế biến rau quả: đột phá trong tái cơ cầu nông nghiệp tỉnh Sơn La (UBND tỉnh Sơn La); Tôm đạo đức: từ ao nuôi đến bàn ăn (Tập đoàn Rynan Technology)…

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản thì nút thắt cần quan tâm gia tăng giá trị, đó là: Quản trị sản lượng nông nghiệp; Chi phí logistics nông sản, cho phí công nghệ, chi phí nhân lực; Chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và thương hiệu sản phẩm (trách nhiệm xã hội, trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm môi trường); Đổi mới sáng tạo, hàm lượng tri thức công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; Tỷ suất lợi nhuận trong từng sản phẩm; Năng lực canh tranh từng sản phẩm nông sản, từng doanh nghiệp nông nghiệp, từng ngành hàng nông sản chủ lực…

Theo đó, phải tìm kiếm thêm những động lực mới, dư địa mới, xu hướng thị trường mới. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông Sản đề xuất: Cơ cấu lại nông nghiệp tập trung giá trị gia tăng, Đó là tạo liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia tái cơ cấu như nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, nhà khoa học, quản lý Nhà nước theo tư duy kinh tế nông nghiệp. Tái cơ cấu định hướng chú trọng phát triển chế biến sâu, tăng chất lượng sản phẩm, hiệu năng, giảm chi phí, xây dựng thương hiệu, phân phối thị trường tốt.

Liên kết tạo dựng nến công nghiệp chế biến nông sản đồng bộ, hiện đại. Đó là xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường; Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến công nghệ cao, tăng chế biến từ các phụ phẩm của sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng; Phát triển công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ logistics phục vụ nông nghiệp; Thu hút đầu tư vào hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kho bãi phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; Phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tại một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản.

tim giai phap nang cao chuoi gia tri nong san viet nam
Sản phẩm nông sản thành phố Cần Thơ trưng bày giới thiệu tại Hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, trong thời gian tới sẽ quan tâm hơn mối quan hệ kết nối nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các doanh nghiệp lớn trong chuỗi giá trị nông sản. Trong đó, quan tâm hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn, đây là số đông. Nhà nước hỗ trợ vốn, công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch để tạo ra kinh tế nông thôn, sơ chế nông sản để đưa đến các doanh nghiệp lớn tinh chế sâu hơn, nâng cao chuỗi giá trị gia tăng nông sản.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Long: Hơn 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống cấp nước sạch

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định số 797/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021- 2025 của Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long. Theo Quyết định này, tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng cho các trạm cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

  • Thanh Hóa: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi đô thị

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định 1671/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

  • Bình Định: Điện về làng, thắp sáng những ước mơ

    (Xây dựng) – Sau gần 50 năm phải sống trong cảnh thắp đèn dầu mỗi đêm, hơn 70 hộ dân của làng Canh Giao, huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) đã vỡ òa trong niềm vui hạnh phúc khi điện lưới quốc gia về làng. Giấc mơ về một vùng cao được thắp sáng lung linh ánh điện, con trẻ được học hành dưới “ánh sáng của tương lai” đã trở thành hiện thực.

  • Nắng nóng gay gắt làm đảo lộn kế hoạch của nhiều gia đình trong dịp lễ 30/4-1/5

    Thời tiết nắng nóng kéo dài trong đợt nghỉ lễ khiến kế hoạch giải trí của nhiều gia đình trong dịp lễ 30/4-1/5 bị đảo lộn, họ quyết định trú chân tại Hà Nội thay vì đi chơi xa.

  • "Phấn đấu thông toàn tuyến từ TP. Hồ Chí Minh đến Quảng Ngãi trong năm 2025"

    Thủ tướng đề nghị các chủ thể liên quan cùng nỗ lực để chậm nhất là 30/6/2025 hoàn thành dự án Hoài Nhơn-Quy Nhơn, góp phần thông tuyến cao tốc từ Quảng Ngãi tới Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2025.

  • Hưng Yên: Khi ý Đảng hợp lòng dân

    (Xây dựng) - Giải phóng mặt bằng phần đất nghĩa địa vốn là công việc khó nhất trong công tác giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 qua xã Mễ Sở, huyện Văn Giang (Hưng Yên). Thế nhưng bằng cách tuyên truyền, vận động hợp lòng người, nhân dân thôn Hoàng Trạch, xã Mễ Sở đã đồng lòng di chuyển mồ mả tổ tiên từ nghĩa trang cũ sang nghĩa trang mới, bàn giao toàn bộ diện tích cho đơn vị thi công trong một thời gian rất ngắn.

Xem thêm
  • Bình Dương: Hỏa hoạn lớn ở xưởng pallet gỗ, huy động 7 xe chữa cháy dập lửa

    7 xe chữa cháy, 1 xe Robot, 1 xe chỉ huy, 47 cán bộ, chiến sỹ đã nỗ lực khống chế đám cháy lớn tại xưởng pallet gỗ ngoài trời rộng khoảng 400m2 thuộc Công ty TNHH MTV Minh Thành Trung.

    08:35 | 29/04/2024
  • Như hoa xương rồng

    (Xây dựng) – Nếu không có tình yêu tha thiết với biển đảo quê hương, hẳn những thế hệ thanh niên xung phong trên đảo Bạch Long Vĩ ngày ấy không bao giờ làm được những điều diệu kỳ đến thế. Dành cả cuộc đời để tận hiến, những nữ thanh niên xung phong trên đảo Bạch Long Vĩ giống như những bông hoa xương rồng luôn khoe sắc rực rỡ, dù thời tiết có khắc nghiệt, đất cằn, nắng cháy…

    08:32 | 29/04/2024
  • Hạ Long: Rút ngắn khoảng cách vùng cao với thành thị

    (Xây dựng) - Khu vực vùng núi của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) gọi là vùng rừng Hoành Bồ hiện có 12 xã, số đông là người thiểu số. Các xã đang sôi nổi hưởng ứng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 78-NQ/TU của Thành ủy ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025. Đồng bào rẻo cao phấn khởi gọi là Nghị quyết rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các xã vùng cao với thành thị.

    22:29 | 28/04/2024
  • Lộc Hà (Hà Tĩnh): Hỗ trợ xây mới 1.054 ngôi nhà cho người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

    (Xây dựng) - Chương trình hỗ trợ sửa chữa xây dựng nhà ở cho người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trong những năm qua đã đem lại ý nghĩa thiết thực, giúp người dân thuộc diện khó khăn trên địa bàn huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) sớm ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

    22:23 | 28/04/2024
  • Chính quyền thành phố Okayama thăm Cảng quốc tế Long An

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Long An, Đoàn công tác chính quyền thành phố Okayama (Nhật Bản) đã đến thăm Cảng quốc tế Long An do Dongtam Group đầu tư. Sự kiện mang ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hợp tác và giao lưu giữa hai địa phương.

    19:47 | 28/04/2024
  • Tiềm ẩn nhiều rủi ro trong các khu tập thể cũ tại Hà Nội

    (Xây dựng) - Bên cạnh những khu đô thị mới hiện đại, cao tầng với đầy đủ tiện ích, Hà Nội vẫn còn không ít những khu tập thể cũ xuống cấp một cách trầm trọng, tiềm ẩn những rủi ro về phòng cháy chữa cháy và an ninh trật tự.

    16:57 | 28/04/2024
  • Nam Định tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ cứu nạn đối với “Tổ liên gia an toàn PCCC”

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Nam Định được Bộ Công an chọn triển khai làm điểm xây dựng “Tỉnh an toàn phòng cháy chữa cháy” để nhân rộng trong toàn quốc. Vì vậy, mới đây, tại Quảng trường 3-2, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu hộ cứu nạn đối với “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC)” năm 2024.

    10:49 | 28/04/2024
  • Thái Bình: Đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trên địa bàn trước và sau dịp lễ 30/4

    (Xây dựng) - Để bảo đảm tốt an ninh trật tự, công tác phòng chống cháy, nổ trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau dịp lễ 30/4, 1/5, Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và du lịch hè 2024, UBND tỉnh Thái Bình đã ra văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố thực hiện nghiêm một số nội dung.

    10:47 | 28/04/2024
  • Tây Hồ (Hà Nội): Tổng vệ sinh môi trường với phương châm “đường sạch, cây xanh, Hồ Tây không rác”

    (Xây dựng) - Ngày 27/4, UBND quận Tây Hồ, Ban Quản lý Hồ Tây đã tổ chức Lễ phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường, trật tự đô thị xung quanh khu vực Hồ Tây năm 2024.

    18:57 | 27/04/2024
  • Hải Phòng: Bắn pháo hoa 2 đêm cuối tuần trên đảo Vũ Yên đến hết năm 2024

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa chấp thuận đề nghị của UBND thành phố Hải Phòng về việc tổ chức 01 điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp (số lượng: 90 giàn/lần bắn), thời lượng không quá 15 phút vào lúc 21 giờ 00 phút các ngày thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần (từ 27/4/2024 đến 01/01/2025) tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

    15:09 | 27/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load