Thứ sáu 06/12/2024 18:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch

14:31 | 29/03/2024

(Xây dựng) - Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Tiên Yên địa phương có tỷ lệ nông dân người dân tộc thiểu số sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cao nhất tỉnh, tổ chức Hội thảo khoa học về mô hình quản lý nước sạch khu vực nông thôn ở địa phương.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nghiêm Xuân Cường chủ trì Hội thảo.

Quảng Ninh là tỉnh trong tốp đầu toàn quốc sớm có Đề án “Cấp nước sạch nông thôn đến năm 2025”. Mục tiêu của đề án tạo ra cơ chế quản lý, vận hành, khai thác nguồn nước phục vụ nhu cầu dân sinh, trên tinh thần xây dựng nông thôn mới, đời sống nông dân phải được đổi mới, chất lượng đời sống người dân khu vực nông thôn ngang bằng với dân đô thị.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Minh Sơn tiếp thu ý kiến Hội thảo, cùng với các Sở, ngành hoàn thiện Đề án “Cấp nước sạch nông thôn Quảng Ninh đến năm 2025”.

Đề án hoạch định đến năm 2025, trên 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, tiêu chuẩn cấp nước tối thiểu 60 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước sạch đảm bảo theo QCVN 01-1:2018/BYT; giai đoạn 2026-2030 đạt 90% dân số nông thôn sử dụng nước sạch, tiêu chuẩn cấp nước 80 lít/người/ngày đêm, chất lượng nước sạch đảm bảo theo QCVN 01-1:2018/BYT, tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở Xây dựng xây dựng chủ trì Đề án.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên Hoàng Văn Sinh cho biết, huyện có 13 công trình nước sạch quy chuẩn 01:2018 tại 6/11 xã thị trấn; xã Điền Xá và xã Phong Dụ trên 95% hộ dân được cấp nước sạch.

Hiện Quảng Ninh có 278 công trình/hệ thống công trình phục vụ cấp nước khu vực nông thôn. Trong đó 271 công trình độc lập, 7 hệ thống công trình được đấu nối từ những công trình hiện có; về mô hình quản lý trên địa bàn tỉnh đang quản lý các công trình cấp nước tập trung theo 4 mô hình chính gồm: UBND cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân quản lý.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Hội thảo khoa học về mô hình quản lý nước sạch khu vực nông thôn Quảng Ninh đến năm 2025, tổ chức tại huyện Tiên Yên.

Đề án “Cấp nước sạch nông thôn đến năm 2025” Quảng Ninh xây dựng mới 12 công trình cấp nước nông thôn, cấp nước cho 8.530 hộ dân. Riêng trong năm 2024, đầu tư xây dựng mới 4 công trình cấp nước, cấp cho 2.243 hộ dân; năm 2025 xây dựng mới 8 công trình cấp nước, cấp cho 6.287 hộ dân. Đồng thời, cải tạo 13 công trình cấp nước tập trung nông thôn cấp nước cho 6.801 hộ dân. Trong năm 2024, cải tạo 12 công trình cấp nước cho 6.286 hộ dân; năm 2025 cải tạo 1 công trình cấp nước cho 515 hộ dân.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Nhà báo Đỗ Ngọc Hà - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Quảng Ninh và các nhà báo thực tế trạm xử lý nước sạch Khe San, xã Phong Dự, huyện Tiên Yên.

Huyện Tiên Yên có tỷ lệ nông dân sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất tỉnh, huyện có 13 công trình nước sạch quy chuẩn 01:2018 của Bộ Y tế, tại 6/11 xã thị trấn với tổng kinh phí đầu tư trên 109 tỷ đồng. Năm 2023, các công trình được đầu tư hoàn thành đi vào sử dụng, nâng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, khu vực nông thôn đạt 78,8%.

Cụ thể, xã Điền Xá và xã Phong Dụ công trình cấp nước sạch đạt trên 95% hộ dân; xã Hà Lâu, xã Đại Dực đạt trên 70%. Các xã: Hải Lạng, Đồng Rui, Đông Ngũ, Đông Hải tỷ lệ hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sạch đạt 68,8%.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Trạm xử lý nước sạch Khe San và hệ thống bể lắng lọc đầu nguồn công suất cấp nước sạch 120m3/h.

Xã Phong Dụ là một điển hình tốt về Đề án cấp nước sạch nông thôn, xã có 9 thôn gồm 992 hộ và 4.527 nhân khẩu, người dân tộc thiểu số chiếm 98%. Năm 2022, xã được huyện đầu tư 1 công trình cấp nước sạch, gồm các hạng mục: Đập dâng nước Khe San, bể chứa, bể lọc, hệ thống đường ống cấp nước đến hộ tiêu dùng.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Đập dâng nước Khe San trên núi cao nước tự chảy không cần dùng máy bơm.

Công trình đập dâng nước Khe San gồm: 1 bể lắng; 2 bể lọc, 2 bể cấp nước, 4 bình hệ thống lọc nước, công suất cấp nước sạch 120m3/h; đường ống dẫn nước và cấp nước được đầu tư bằng ống nhựa HDPE các cỡ ống đường 250mm, 90mm, 60mm… tổng cộng 18km; tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, trong đó 29 tỷ 500 triệu đồng ngân sách tỉnh, 500 triệu đồng ngân sách huyện.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Chị Choóng Thị Thúy, thôn Hợp Thành, xã Phong Dụ cho biết, trước đây mỗi nhà một ống máng riêng lấy nước thô từ suối rừng về nước đã không sạch, khi mưa bão ống máng hư hỏng sửa chữa khó khăn, nay xã kéo nước về tận nhà nước lại được lắng lọc trong sạch dân ai cũng phấn khởi.

Công trình nước sạch Khe San đã cấp nước sạch cho 870 hộ thuộc các thôn Đồng Đình, Hua Cầu, Cao Lâm, Tềnh Pò, Hợp Thành, Hồng Phong, Khe Vè, Văn Mây và Nà Cà; trong đó có 24 hộ tập thể như các cơ quan, đoàn thể, trường học, nhà văn hóa, nhà hàng… Khối lượng nước đã sử dụng trong tháng 3/2024 trên 7.236m3 nước. Tuy nhiên còn 150 số hộ dân chưa sử dụng nước sạch thường xuyên, còn sử dụng 2 nguồn nước do chưa bỏ được thói quen dùng nước thô lấy từ suối rừng về, nên tính bình quân các hộ dân sử dụng nước thường xuyên mới đạt trên 10m3/hộ/tháng.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Xã xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân vùng cao được đổi mới, nhiều hộ gia đình trang sắm được máy giặt, toilet tiên tiến.

UBND xã Phong Dụ đã thành lập Ban Quản lý công trình cấp nước sạch cho dân theo đề án cấp nước sạch nông thôn của tỉnh. Ban quản lý do Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách, công chức Địa chính xã nòng cốt và 3 lao động hợp đồng công việc. Xã Phong Dụ lập quy chế tạm thời về quản lý, vận hành và khai thác Hệ thống nước sạch tập trung của xã; trong đó, quy định mức thu phí sử dụng nước 3.000 đồng/m3, chi tiền công cho tổ quản lý vận hành, dao động trên 4,6 triệu đồng/người/ tháng, chi một số công việc phát sinh, sửa chữa nhỏ theo tỷ lệ thu bù chi được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Nhiều nông dân người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch
Các hộ dân rẻo cao miền núi, cư trú phân tán điện - nước về từng hộ có khó khăn, song xã Phong Dụ có 95% hộ dân đã được sử dụng nước sạch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh và huyện Tiên Yên thực tế cơ sở cấp nước sạch cho dân ở xã Điền Xá và xã Phong Dụ, đồng thời nghe ý kiến các chuyên gia thủy lợi, các chuyên gia sản xuất, cung cấp nước sạch tiêu dùng… Hội thảo khoa học về mô hình quản lý nước sạch khu vực nông thôn Quảng Ninh đã thống nhất được một số nội dung về cơ chế quản lý, vận hành, khai thác nguồn nước phục vụ nhu cầu nhân dân khu vực nông thôn. Xây dựng nông thôn mới, đời sống nông dân phải được đổi mới, chất lượng đời sống phải được nâng cao.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thừa Thiên – Huế: Tạo điều kiện, không thu các loại phí khi chuyển đổi giấy tờ

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, vừa ban hành Kế hoạch 435/KH-UBND yêu cầu các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi giấy tờ khi thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

    10:42 | 06/12/2024
  • Hà Nội: Cử tri Sóc Sơn và Mê Linh quan tâm về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

    (Xây dựng) – Vừa qua, các đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 10 (huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh) đã gặp và tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV.

    10:19 | 06/12/2024
  • Dấu ấn nông thôn mới Bình Định

    (Xây dựng) – Sau hơn 10 năm nỗ lực, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đến nay tỉnh Bình Định có 94/113 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 36/94 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, có 7 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM. Đây là những con số biết nói, khẳng định những nỗ lực, thành quả trong công cuộc xây dựng NTM của tỉnh Bình Định, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, diện mạo nông thôn và là tiền đề để tỉnh Bình Định tiếp tục nỗ lực thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM trong năm 2025.

    09:57 | 06/12/2024
  • Hà Nội: Kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông

    (Xây dựng) – Ngày 5/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hà Đông đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông (06/12/1904 – 06/12/2024).

    09:46 | 06/12/2024
  • Hà Nội: Tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng, góp phần tạo diện mạo Thủ đô khang trang, hiện đại

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hà Nội dần đi vào nề nếp, đạt nhiều kết quả nổi bật. Các trường hợp vi phạm cơ bản được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời; nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài cơ bản được giải quyết; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước được củng cố, nâng cao.

    09:34 | 06/12/2024
  • Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?

    (Xây dựng) - Công ty của bà Lê Thúy Hằng (Bình Dương) trước đây đã được xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Công ty không thuộc ngành nghề ô nhiễm, hoạt động từ năm 2003, hiện tại công suất không thay đổi.

    09:10 | 06/12/2024
  • Nghệ An: Đôn đốc tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng Quốc lộ 1A

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản gửi các Sở, ngành địa phương về việc đôn đốc, kiểm tra tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng và giải ngân kinh phí dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A.

    22:55 | 05/12/2024
  • Hà Tĩnh: Khảo sát, giới thiệu địa điểm quy hoạch nghĩa trang

    (Xây dựng) - Năm 2025, thành phố Hà Tĩnh sẽ sáp nhập thêm 14 xã của các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, theo đó diện tích thành phố tăng lên gấp 4 lần so với hiện nay, dân số ước tính tăng lên khoảng 266.000 dân. Để vụ cho nhu cầu của nhân dân thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận việc quy hoạch nghĩa trang tập trung thành phố là rất cần thiết.

    22:54 | 05/12/2024
  • Bạch Đằng - “Làng thông minh” tiên phong của Bình Dương

    (Xây dựng) - Nằm bên dòng sông Đồng Nai, xã Bạch Đằng, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, đã vươn mình trở thành một trong những địa phương đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Với mô hình “Làng thông minh” độc đáo, Bạch Đằng không chỉ thay đổi diện mạo mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, trở thành biểu tượng xanh giữa lòng vùng đất công nghiệp.

    22:52 | 05/12/2024
  • Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ các dự án phòng, chống thiên tai

    (Xây dựng) – Để sớm hoàn thành các công trình phòng, chống thiên tai theo đúng kế hoạch của tỉnh Thanh Hóa, nhiều chủ đầu tư đang yêu cầu nhà thầu thi công tập trung máy móc và nhân lực đẩy nhanh tiến độ các công trình theo đúng kế hoạch.

    22:46 | 05/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load