Thứ ba 30/04/2024 05:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao

09:02 | 10/04/2024

(Xây dựng) - UBND huyện Tiên Yên vừa có công văn báo cáo Sở Du lịch Quảng Ninh đăng ký sản phẩm du lịch mới năm 2024 là chợ Phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu. Dư luận nhận thấy là phù hợp và chợ Phiên Hà Lâu không chỉ hoạt động thương mại, thu hút du khách xa gần mà còn là điểm khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống của người thiểu số dân tộc Dao.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Sinh gióng trống khai mạc chợ Phiên Hà Lâu 2024.

Quảng Ninh có 24 chợ Phiên nhưng chỉ có 4 chợ Phiên diễn ra nhộn nhịp, tập trung nhiều người mua người bán và người đến họp chợ để thưởng ngoại thú vui hòa mình với không gian văn hóa phiên chợ vùng cao của đồng bào dân tộc ít người gồm: Chợ Phiên Bắc Lú - Hà Lâu (Tiên Yên) thường gọi là chợ phiên Hà Lâu, chợ phiên Lương Mông (Ba Chẽ), chợ Phiên Đồng Văn (Bình Liêu), chợ Phiên Pò Hèn (Móng Cái). Các chợ Phiên vùng cao này cùng có nét tương đồng là nơi tập trung người dân tộc Dao sinh sống, họp chợ còn hết hợp với các hoạt động văn hóa - thể thao truyền thống của người thiểu số miền núi, nòng cốt là người Dao.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Chủ tịch UBND xã Hà Lâu Nguyễn Thanh Tùng phát biểu khai mạc chợ Phiên Hà Lâu 2024.

Chợ Phiên Hà Lâu trầm tích, năm 1965 khi quân Mỹ không kích lần thứ nhất dân tứ xứ sơ tán vào rừng Hà Lâu tránh bom đạn thì chợ phiên diễn ra ổn định ở thôn Bắc Lù. Năm 2001, xã đầu tư xây dựng khu nhà thương mại, dãy nhà chợ truyền thống xây tường bao, mái lợp tôn. Chợ Hà Lâu chính thức được đầu tư xây dựng năm 2003, có tổng diện tích 83,4m2; diện tích mặt bằng chợ 1.769,8m2. Chợ bố trí đủ diện tích cho các hộ kinh doanh cố định, không cố định và các dịch vụ trông giữ xe, vệ sinh công cộng. Nhà chợ chính tường xây dựng bằng gạch nung bán kiên cố theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP. Năm 2018, huyện Tiên Yên nâng cấp quy mô hoạt động chợ phiên Hà Lâu lên tầm chợ phiên văn hóa vùng cao.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu một năm 12 phiên, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và huyện Tiên Yên thường đến thăm hỏi, động viên người bán nêu cao nếp sống văn minh thương nghiệp.

Truyền tục chợ phiên vùng rừng núi khuất nẻo, trước đây chủ yếu là nơi trao đổi nông lâm thổ sản, mua bán nông cụ, dao dựa nghề rừng. Có thương lái người dưới xuôi đến ăn hàng nhưng không giao dịch bằng tiền mặt, mà thường đưa muối biển đến trao đổi đặc sản rừng, ít thì dùng ngựa thồ, nhiều thì đóng bè buông sông suối rừng về xuôi.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Người bán tận tình hướng dẫn người mua phân biệt mã kích rừng tự nhiên với mã kích trồng vườn.

Vùng rừng Đông Bắc núi cao, suối sâu hiểm trở ngày trước đi lại theo đường mòn luồn rừng, người khỏe chân hạ sơn xuống chợ cũng phải mất đẫy ngày đường. Khi cơn mưa bất chợt đổ xuống, lũ rừng sầm sập kéo về tắc nghẽn giao thông là phải ăn đường ngủ chợ hàng tuần lễ; theo đó chợ phiên dôi nhật và mở mang thêm hàng quán ăn uống giải khát. Đường sá cách trở kéo kẻ mua người bán tự xích lại gần nhau, tụ tập vui chơi, múa hát tập thể theo phong tục địa phương.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Chợ phiên Hà Lâu họp vào tuần thứ tư hàng tháng.

Trai làng gái bản thì kèn sáo - ca hát bắt chuyện làm quen, nhiều đôi nam nữ nên vợ nên chồng nhờ phiên chợ. Các cụ bảo, “Trai khôn tìm vợ chợ đông - Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân”, chợ phiên năm lại năm dần dà trở thành điểm gặp gỡ trao duyên nam nữ. Chợ phiên như ông tơ - bà mối se duyên trai làng gái bản trong hương sắc của núi rừng Đông Bắc, nhưng không gọi là chợ tình như đâu đó ở vùng rừng Tây Bắc.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Du khách đặt chân đến sạp hàng ít khi ra về tay không, thường là mua hàng vì người bán hàng xởi lởi, vui vẻ.

Xã Hà Lâu là một trong 6 xã vùng cao của huyện Tiên Yên, diện tích đất tự nhiên 15.359,43ha, đất lâm nghiệp 15.006,5ha, đất sản xuất nông nghiệp 131,5ha, đất phi nông nghiệp 158,1ha. Dân số 549 hộ, 2.701 người, 99% dân số là người thiểu số, dân tộc Dao đông nhất chiếm 70%, dân tộc Tày chiếm 29%. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 64,5 triệu đồng/người/năm. Năm 2022, xã Hà Lâu đạt 19/19 tiêu chí; 75/75 chỉ tiêu được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Dân bản các xã Châu Sơn, Bắc Lãng, Kiên Mộc của huyện Đình Lập, Lục Bình (Lạng Sơn) thường đến họp chợ Hà Lâu mua và bán.

Chợ phiên Bắc Lú ở xã Hà Lâu 70% là người dân tộc Dao. Các sạp hàng, quán hàng, văn hóa ẩm thực, các hoạt động văn hóa thể thao có sự giao thoa, hội nhập văn hóa truyền thống của các dân tộc bạn nhưng văn hóa người Dao vẫn là nòng cốt. Cụ thể, sạp hàng thêu thùa y phục người Dao là nổi trội nhất, các quầy bán nông cụ dao rừng cùng là vật dụng người Dao thường dùng.

Chương trình văn hóa nghệ thuật như Lễ hội cấp sắc, lễ rước dâu, sái mả, ấp trứng, thi thêu, cầu lông gà, trình diễn bản sắc văn hóa dân tộc Dao… bắt nguồn từ văn hóa người Dao. Chợ phiên Bắc Lú nay có sự giao hòa văn hóa các dân tộc bạn như đi cà kheo, bịt mắt bắt vịt, ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy, bóng đá nữ… làm cho chợ phiên văn hóa vùng cao Bắc Lú, Hà Lâu thêm hấp dẫn đa sắc màu văn hóa.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Nông thổ sản bán ở chợ phiên vùng cao thường rẻ hơn dưới chợ huyện.

Mở rộng tìm hiểu, huyện Tiên Yên thời phong kiến từng là trấn lỵ của tỉnh Hải Ninh với 6 tổng gồm cả vùng Cẩm Phả, Ba Chẽ, Bình Liêu, một phần huyện Đình Lập và đảo Cái Bầu của huyện Vân Đồn. Thời thuộc Pháp, Tiên Yên là khu kinh tế sầm uất, căn cứ quân sự lớn nhất của quân Pháp, hiện còn trên 185 di tích, phế tích công trình xây dựng nhà cửa, đồn bốt có niên đại trên 100 năm. Năm 1955, Chính phủ ra Nghị định tái lập thị xã Tiên Yên, thuộc tỉnh Hải Ninh.

Tiên Yên là cửa biển của vùng Đông Bắc và Tây Bắc bộ với điểm đầu Quốc lộ số 4 (đường vành đai biên giới I xây dựng thời thuộc Pháp) là cảng biển Mũi Chùa đến tỉnh Lai Châu dài 687km. Xã Hà Lâu gần trục đường Quốc lộ 4, có lợi thế về địa lý, cư dân các xã Châu Sơn, Bắc Lãng, Kiên Mộc của huyện Đình Lập, Lục Bình (Lạng Sơn); xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu thường quen họp chợ Phiên Hà Lâu.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Từ tháng 10/2018 đến nay, chợ Phiên Hà Lâu đã thu hút được 3 vạn lượt du khách thập phương.

Xã Hà Lâu từ lâu là một trong số các trung tâm thương mại vùng rừng Đông Bắc bộ, các cô gái trẻ người Dao sinh sống nơi khí hậu mát mẻ, da dẻ trắng hồng lại được thừa hưởng tinh hoa làm thương mại của ông bà nên ai cũng khéo nội trợ, còn hoạt bát giao thương buôn bán. Du khách khó tính khi đặt chân đến sạp hàng ít khi ra về tay không, thường là mua hàng vì người bán hàng xởi lởi, thuận mua vừa bán vui vẻ.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao
Chợ Hà Lâu xây dựng quy củ năm 2003, có tổng diện tích 83,4m2; diện tích mặt bằng chợ 1.769,8m2.

Ngày 23/7/2021, HĐND huyện Tiên Yên có Nghị quyết số 47/NQ-HĐND thông qua đề án xây dựng chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu; theo đó ngày 18/10/2021, UBND huyện Tiên Yên ra Quyết định số 6269/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chợ Phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu nâng quy mô đón 1.000 - 3.000 du khách/phiên chợ. Chợ Phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu mỗi tháng họp chợ 1 lần vào ngày chủ nhật tuần thứ tư.

Từ tháng 10/2018 đến nay, chợ Phiên Hà Lâu đã thu hút được 3 vạn lượt du khách thập phương; tuy còn sơ khai nhưng đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn khách du lịch và điểm thú vị với những người có sở thích tìm kiếm nét văn hóa người Dao.

Một số hoạt động văn hóa thể thao diễn ra tại chợ Phiên Hà lâu:

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao

Thi gói bánh chưng gù.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao

Thi đẩy gậy.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao

Thi thêu thùa.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao

Các cô gái trẻ người Dao sinh sống nơi khí hậu mát mẻ, da dẻ trắng trẻo, khéo tay thêu thùa.

Tiên Yên (Quảng Ninh): Chợ Phiên Hà Lâu nét văn hóa người Dao

Thi đấu giải bóng đá nữ các khe bản.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Canaval Hạ Long 2024 – Bừng sáng cùng kỳ quan

    (Xây dựng) - Tối 28/4, tại bãi tắm Công viên Đại Dương, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề "Bừng sáng cùng Kỳ quan" chính thức khai mạc. Từ năm 2007 đến nay, Carnaval Hạ Long đã trở thành sự kiện thường niên, là thương hiệu văn hóa du lịch riêng có của Quảng Ninh. Sự kiện này trở thành điểm hẹn quen thuộc và yêu thích của người dân, du khách qua 17 lần tổ chức.

  • Khai mạc Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I tại Nha Trang

    (Xây dựng) - Tối 27/4, tại Quảng trường 2 tháng 4 (thành phố Nha Trang), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 với chủ đề The Spotlight of Jazz.

  • Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc

    Dinh Độc Lập, nay có tên là Hội trường Thống nhất, không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng lịch sử đặc biệt về nền hòa bình dân tộc.

  • Về sông nước miệt vườn Vĩnh Long thưởng thức bánh dân gian

    (Xây dựng) – Sáng 27/4, tại Khu du lịch Chợ nổi Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã diễn ra cuộc tranh tài Ngày hội “Làm bánh dân gian” huyện Trà Ôn năm 2024. Ngày hội đã thu hút 79 đội tham gia chế biến hàng trăm loại bánh các loại.

  • Hà Nội: Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố

    (Xây dựng) - UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

  • Xúc động Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

    (Xây dựng) - Tối 25/4, tại Nhà Hát lớn Hà Nội diễn ra Chương trình “Đất nước trọn niềm vui” do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Chương trình có sự tham gia của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Công ty Cổ phần lọc hóa Dầu Bình Sơn.

Xem thêm
  • Chương trình "Đất nước trọn niềm vui": Khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước

    (Xây dựng) - Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

    22:39 | 27/04/2024
  • Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024

    (Xây dựng) - Theo đại diện Tập đoàn TTP, chủ đầu tư dự án SafaBay cho biết, đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Cẩm Phả, là dịp quảng bá vẻ đẹp của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và điểm đến Quảng Ninh sôi động, hấp dẫn trong dịp cao điểm nghỉ dưỡng màu hè năm nay.

    22:16 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Tràng An sẽ tiếp tục đóng vai trò hình mẫu phát triển ổn định, có trách nhiệm cho thế hệ mai sau

    (Xây dựng) – Đó là nhấn mạnh của Trưởng Đại diện văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker trong Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị Di sản thiên nhiên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới”.

    19:05 | 27/04/2024
  • Bắc Ninh: “Giai điệu tự hào” vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Tối 26/4, tại hồ Vua Bà, khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã diễn ra chương trình hát dân ca Quan họ Bắc Ninh trên thuyền với chủ đề "Giai điệu tự hào".

    15:12 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An – Di sản kép đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á

    (Xây dựng) – Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình đã long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới.

    12:21 | 27/04/2024
  • Khai mạc Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".

    11:10 | 27/04/2024
  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

    10:51 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

    20:14 | 26/04/2024
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

    20:15 | 25/04/2024
  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

    18:18 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load