Thứ sáu 03/01/2025 10:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thực trạng cấp nước nông thôn còn nhiều thách thức

22:08 | 07/07/2012

Thách thức trong việc thực hiện cấp nước an toàn tại nông thôn đang là một vấn đề còn nhiều khó khăn đối với ngành cấp nước ở nước ta trong việc thực hiện phủ kín cơ sở hạ tầng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới trên mọi miền cả nước.

Theo kết quả tổng hợp Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn triển khai trên phạm vi toàn quốc tính đến hết năm 2010 tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 45.528.000 người, tăng 5.483.000 người so với cuối năm 2005, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 75%, trung bình tăng 2,6%/năm. Trong đó tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn Việt Nam 02/BYT trở lên là 35%.

Điều này chứng tỏ sự chênh lệch về số lượng người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch còn cao. Theo số liệu đã thống kê như trên có thể thấy rằng có tới 64% người nông dân chư được sử dụng nước hợp vệ sinh đang sinh sống tại 30 tỉnh thuộc nhóm tỉnh I,II,III. Phần lớn các tỉnh này nằm ở khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt thấp nhất. Bên cạnh đó khoảng cách khá xa giữa tỷ lệ số người dân nông thông sử dụng nước hợp vệ sinh (76,6%) và tỷ lệ số người dân nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng đúng quy chuẩn 02 (37%). Trong khi đó, nếu như tỷ lệ nước hợp vệ sinh giữa các vùng miền có dao động khá lớn, với mức chênh ở nơi cao nhất Đông Nam bộ - 90,4%,  thấp nhất Bắc miền Trung là - 65,9% thì tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch theo các vùng miền lại có mức chênh lệch thấp hơn, chỉ khoảng 10%. Bên cạnh đó việc sử dụng nước ở mỗi vùng sinh thái mức độ chênh lệch giữa các tỉnh cũng khá đáng kể. Theo điều tra mới nhất của Hiệp hội cấp thoát nước thì trong tổng số 44, 4 triệu người dân được điều tra thì có tới gần 22% số dân là sự dụng giếng đào hợp vệ sinh, và trên 25% sử dụng giếng khoan hợp vệ sinh, và số phần trăm thấp nhất là sử dụng lu, bể chứa nước mưa hợp vệ sinh, còn lại một số sử dụng nước sông, suối, mạch lộ được xử lý hợp vệ sinh. Còn lại 24,84% người dân chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh. Như vậy, số lượng người dân hưởng lợi từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Tuy nhiên việc tiếp cận cấp nước an toàn cho dân cư nông thôn vùng dễ bị tổn thương như các vùng thường bị thiên tai lũ lụt, thiếu vốn về nguồn nước, vùng núi cao, vùng ven biển và hải đảo chưa được cấp nước tập trung luôn có được nước sạch để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt, dặc biệt vào các thời điểm thiên tai lũ lụt… vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức từ nhiều khâu đòi hỏi kế hoạch hành động cấp nước an toàn đảm bảo đúng mục tiêu. Vì trên thực tế tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt từ các nguồn nước như ao hồ, giếng đào, giếng khoan còn lớn (56%) dân số. Các nguồn nước này tuy đáp ứng yêu cầu về vệ sinh nhưng lại không ổn định, đặc biệt là vào mùa khô. Đặc biệt là phần lớn các nguồn nước đều bị ô nhiễm, kể cả nước mưa tùy theo từng khu vực mà mức độ ô nhiễm khác nhau, nhu ô nhiễm Arsen, Amoni, Clifrom và các loại axit khác. Một trong những thách thức lớn nữa là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, sự xuất hiện các loại hình thời tiết cực đoan bão, lũ, xâm nhập măn diễn ra bất thường, thường xuyên hơn và với mức độ ngày càng nguy hiểm dẫn tới các điều kiện về vệ sinh và môi trường ở những khu vực bị ảnh hưởng rất phức tạp, nguồn nước cấp bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn là không thể sử dụng. Trong khi đó hiện vẫn chưa có các giải pháp công nghệ cấp nước phù hợp đảm bảo nước sạch khi có thiên tai…

Điều này đòi hỏi việc triển khai kế hoạch cấp nước an toàn cho người dân phải được thực hiện tốt trong đó sự hưởng ứng của các tổ chức quốc tế cũng như các cơ quan chức năng và sự tham gia tích cực của người dân nông thôn hiểu và sử dụng đúng đảm bảo duy trì hoạt động bền vững.

Đối với nước hợp vệ sinh, tỷ lệ dân số nông thôn tiếp cận được phân loại theo 5 nhóm khác nhau, nhóm I gồm 5 tỉnh có tỷ lệ người dân tiếp cận nước sinh hoạt hợp vệ sinh thấp hơn 60%, nhóm II bao gồm 13 tỉnh có tỷ lệ từ 60 – 70%, nhóm III gồm 12 tỉnh có tỷ lệ cấp nước từ 70- 75%, nhóm IV gồm 18 tỉnh có tỷ lệ cấp nước từ 75- 85%, nhóm V bao gồm 16 tỉnh có tỷ lệ cấp nước lớn hơn 85%. Trong tổng số 58,46 triệu người dân được điều tra, còn trên 13 triệu người chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh. Số người dân chưa được cấp nước này được phân bố theo các nhóm tỉnh như nhóm I 12%, nhóm II 34%, nhóm III 18%, nhóm IV 22% và nhóm V là 18%.

Thanh Huyền

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều nhóm nhiệm vụ trọng tâm để tăng trưởng 2 con số

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Chỉ thị 19 về việc tăng cường kỷ cương hành chính, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát các công trình chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng

    (Xây dựng) - Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch số 12700 về việc tổ chức triển khai thực hiện giải pháp quản lý Nhà nước về phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở, công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng trên địa bàn Thành phố.

  • Hải Dương: Tăng cường quản lý chất thải sinh hoạt

    (Xây dựng) - Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương vừa ban hành chỉ thị tăng cường công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

  • Kon Tum quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, tỉnh Kon Tum đã đặt ra mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát như một nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 2.480 hộ dân đang sống trong những ngôi nhà tạm bợ, trong đó 2.277 hộ cần xây mới và 203 hộ cần sửa chữa. Với tổng kinh phí dự kiến lên đến 131,68 tỷ đồng, tỉnh quyết tâm hoàn thành mục tiêu trước tháng 6/2025, mang lại cuộc sống an toàn và ổn định hơn cho người dân.

  • Nam Định: Ấn tượng về những cây cầu kết nối phát triển vùng

    (Xây dựng) - Những cây cầu nghìn tỷ ở Nam Định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng khu vực Đồng bằng sông Hồng, giảm tải cho hệ thống giao thông hiện có, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển cho người tham gia giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

  • Bắc Giang: Loạt công trình trọng điểm cán đích

    (Xây dựng) - Xác định các công trình trọng điểm có ý nghĩa chiến lược, tạo nên diện mạo, sức sống, sức bền, sức vươn của tỉnh Bắc Giang trong tương lai, thời gian qua, trên các công trình trọng điểm, chủ đầu tư và nhà thầu thi công chạy đua với thời gian, phấn đấu hoàn thành các công trình đúng hạn, hướng tới chào mừng chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XX.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load