Thứ năm 25/04/2024 23:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thừa Thiên – Huế: Tiếp tục xin gia hạn dự án cảng cá chậm tiến độ

11:09 | 14/03/2023

(Xây dựng) - Dự án cảng cá Thuận An và cảng cá Tư Hiền (tỉnh Thừa Thiên – Huế) có tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng, dự kiến bàn giao đưa vào khai thác vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, nhiều nguyên nhân khiến dự án bị chậm tiến độ và đến nay dự án đang được tiếp tục xin gia hạn.

Thừa Thiên – Huế: Tiếp tục xin gia hạn dự án cảng cá chậm tiến độ
Dự án cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão tại phường Thuận An (thành phố Huế) có tổng vốn 220 tỷ đồng đang bị chậm tiến độ.

Từ nguồn vốn bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, tại Thừa Thiên - Huế được phê duyệt ba thành phần dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, với tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng, gồm thành phần dự án Cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão; nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải và Cảng cá Tư Hiền kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão.

Dự án được triển khai từ năm 2019, dự kiến ban đầu sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021, nhưng do nhiều nguyên nhân nên dự án liên tục bị chậm tiến độ. UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kiến nghị và được Chính phủ gia hạn hoàn thành trong năm 2022. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan dự án vẫn không hoàn thành như đã cam kết. Cuối năm 2022, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị gia hạn thời gian thực hiện dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá và dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh, nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2023.

Thừa Thiên – Huế: Tiếp tục xin gia hạn dự án cảng cá chậm tiến độ
Dự án Cảng cá Tư Hiền kết hợp khu neo đậu tránh trú bão (huyện Phú Lộc) có tổng vốn 148 tỷ đồng, đến nay xây dựng khoảng 70% giá trị khối lượng.

Dự án xây dựng cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão (thành phố Huế) có tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng. Đến nay, dự án đạt hơn 99% giá trị thực hiện. Những hạng mục công việc đã cơ bản hoàn thành gồm: Hệ thống đường giao thông; nhà phân loại cá; nhà quản lý điều hành; hệ thống cấp nước ngọt; hệ thống xử lý nước thải; bến cập tàu; hệ thống cấp điện và điện chiếu sáng; kè khu bãi chứa vật liệu dự án cũ... Dù vậy, việc nạo vét khu neo đậu, luồng chạy tàu… đang bị chậm tiến độ.

Dự án hoàn thành đảm bảo quy mô tàu cập bến và xuất bến đạt công suất tối thiểu 20.000 tấn/năm, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền cập bến bốc dỡ hàng hóa, bảo quản thủy hải sản; đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật theo quy định của EU cần tuân thủ như vệ sinh môi trường, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, nước. Hệ thống kho bãi lưu trữ hàng, hệ thống nhà cấp đông, nhà máy nước đá, hệ thống nhà làm việc và các khu dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu neo đậu và tránh trú bão cho khoảng 500 tàu thuyền các loại có chiều dài từ 6m trở lên nhằm hạn chế thiệt hại về người và phương tiện đánh bắt trong mùa mưa bão.

Dự án cảng cá Tư Hiền kết hợp khu neo đậu tránh trú bão, nằm giữa xã Lộc Bình và Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) có tổng mức đầu tư 148 tỷ đồng, đến nay giá trị thực hiện đạt khoảng 70%. Một số hạng mục đóng cọc đê ngăn cát giảm sóng phía Bắc do Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô thi công và hạng mục nạo vét luồng lạch và khu neo đậu do Công ty Cổ phần xây dựng 68 Hà Tĩnh đảm nhận vẫn đang chậm tiến độ.

Tiến độ, dự án thành phần nâng cấp khu neo đậu tránh trú bão Phú Hải (huyện Phú Vang) đến nay đã cơ bản hoàn thành, đang trong giai đoạn hoàn thiện để bàn giao công trình đưa vào sử dụng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên - Huế, hiện tại hợp phần dự án này đang vướng mặt bằng nạo vét luồng lạch và mặt bằng thi công trụ neo khu neo đậu do 55 hộ dân địa phương chưa thống nhất mức giá hỗ trợ đền bù để di dời các đáy, rớ đánh bắt thủy sản…

Ông Thái Văn Phúc - Trưởng phòng Quản lý và Xây dựng công trình (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên – Huế) cho biết: Dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh, đến nay tổng giá trị thực hiện đạt khoảng 90%, nguồn vốn đã giải ngân gần 350 tỷ đồng, đạt trên 84% kế hoạch vốn.

Dự án cảng cá Thuận An kết hợp khu neo đậu tránh trú bão đến nay đã thi công xong, nhưng tỉnh xin gia hạn thêm thời gian hoàn thành đến cuối năm 2023 để xin phép sử dụng nguồn kinh phí dự phòng còn lại khoảng 2,4 tỷ đồng để đầu tư thêm một số hạng mục nạo vét luồng lạch, bổ sung lắp đặt thiết bị khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn… nhằm để phát huy hơn nữa hiệu quả dự án cảng cá Thuận An.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load