Thứ hai 05/08/2024 14:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thừa Thiên - Huế: Phê duyệt chương trình phát triển đô thị đến năm 2045

21:52 | 01/08/2024

(Xây dựng) - Chương trình phát triển đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 4.947km2.

Thừa Thiên - Huế: Phê duyệt chương trình phát triển đô thị đến năm 2045
Huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị, nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh phù hợp với bản sắc văn hóa của mỗi đô thị.

Xây dựng và phát triển Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực đô thị và nông thôn. Đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng môi trường, đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới. Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.

Mục tiêu, cụ thể hóa định hướng phát triển đô thị theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phù hợp với Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới đô thị theo từng giai đoạn phát triển. Xây dựng kế hoạch, lộ trình huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống đô thị, nâng cao chất lượng, diện mạo kiến trúc cảnh quan đô thị theo hướng hiện đại, văn minh phù hợp với bản sắc văn hóa của mỗi đô thị. Làm cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị; thành lập các quận phường, thị trấn trong tương lai. Quy mô dân số và tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2030, dân số toàn đô thị khoảng 1.300.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); tỷ lệ đô thị hoá khoảng 70%. Dự kiến đến năm 2045, dân số toàn đô thị khoảng 1.850.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi); tỷ lệ đô thị hoá khoảng 75%. Tầm nhìn đến năm 2065, dân số toàn đô thị có thể dung nạp tối đa khoảng 2.300.000 người; tỷ lệ đô thị hoá khoảng 77%.

Từ nay đến năm 2025, xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 2 quận (trong đó thành phố Huế hiện hữu chia thành quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương), 3 thị xã (thị xã Hương Thủy hiện hữu, thị xã Hương Trà hiện hữu và thị xã Phong Điền thành lập mới) và 4 huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới và dự kiến sáp nhập huyện Phú Lộc với huyện Nam Đông).

Trong đó thị xã Phong Điền, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà là các đô thị trực thuộc có vai trò để bảo tồn, hỗ trợ khu vực đô thị trung tâm, phát huy giá trị đặc sắc Cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận.

Từ sau năm 2025 đến năm 2030, thành phố trực thuộc Trung ương với các đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 3 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy), 2 thị xã (Hương Trà, Phong Điền) và các huyện (Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới, huyện Phú Lộc - Nam Đông); đầu tư xây dựng đô thị Chân Mây (gồm Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và phần mở rộng) đạt tiêu chí đô thị loại III để phát triển kinh tế, bảo tồn, hỗ trợ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được UNESCO công nhận.

Từ sau năm 2030 đến năm 2045, thành phố trực thuộc Trung ương với các đơn vị hành chính cấp huyện: 4 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà), 1 thành phố (Chân Mây), thị xã Phong Điền và các huyện; tập trung xây dựng thành phố Chân Mây trở thành đô thị mới, động lực phát triển kinh tế - xã hội sau năm 2030.Từ sau năm 2045 đến năm 2065: Ổn định và nâng cao chất lượng đô thị với mô hình khu vực đô thị trung tâm gồm 4 quận (quận phía Bắc sông Hương, quận phía Nam sông Hương, quận Hương Thủy, quận Hương Trà); 1 thành phố (Chân Mây); các thị xã và các huyện.

Trên cơ sở Chương trình phát triển đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được UBND tỉnh phê duyệt, giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị từng đô thị. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện dự án khai thác mỏ đất san lấp

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi vừa ký và ban hành Quyết định số 3255/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án khai thác mỏ đất san lấp tại xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống.

  • Bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Bà Hà Thị Lê Vân, Trưởng phòng Kinh tế - Tổng hợp, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi được bổ nhiệm giữ chức Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi.

  • Ngăn cháy lan hơn 1.000m2 kho xưởng xốp, ni lông tại huyện Gia Lâm

    Sáng 5-8, Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) Công an các quận, huyện: Gia Lâm, Long Biên, Hai Bà Trưng và Đội chữa cháy khu vực 1, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an thành phố Hà Nội) đã nhanh chóng huy động lực lượng, phối hợp với cơ sở xử lý đám cháy kho chứa và sản xuất xốp tại Công ty TNHH Khanh Trang, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

  • Ngân hàng Agribank, VietinBank cùng hơn 5.000 người tham gia đi bộ “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin” năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 4/8, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công viên Văn hóa Đầm Sen cùng phối hợp với tổ chức chương trình đi bộ đồng hành Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin năm 2024 với chủ đề “Lan tỏa tình yêu thương và trách nhiệm, vì nạn nhân da cam/dioxin”.

  • Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị mang tầm quốc tế vào năm 2050

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 790/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch). Theo đó, đến năm 2050, Bình Dương sẽ trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao...

  • Nam Định: Kiểm điểm tiến độ một số dự án trọng điểm

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị kiểm điểm tiến độ triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần tại Nam Định.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load