Thứ tư 22/03/2023 23:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thừa Thiên - Huế: Khoác “áo mới” cho phố cổ Bao Vinh

16:12 | 09/05/2020

(Xây dựng) – Ý tưởng hỗ trợ để sơn lại mặt sau các căn nhà ở phố cổ Bao Vinh, phía dọc bờ sông Hương, xã Hương Vinh, (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) nhằm tạo điểm nhấn để thu hút du khách đến phố cổ.

thua thien hue khoac ao moi cho pho co bao vinh
Toàn cảnh mặt sau các căn nhà ở phố cổ Bao Vinh mới được sơn lại nhìn từ sông Hương vào.

Ông Trần Quốc Thắng - Chủ tịch UBND xã Hương Vinh cho biết: Các nhà ở phố cổ Bao Vinh, phía dọc sông Hương, xã Hương Vinh được xây dựng từ lâu, trong đó, có 6 nhà lục giác. Các nhà được xây dựng hướng ra đường Tỉnh lộ 4 nên được người dân nâng cấp, sửa chữa, chỉnh trang... Riêng mặt sau các căn nhà, phía dọc theo bờ sông Hương nhìn xuống cấp, rất nhếch nhác…

Theo ông Thắng, để tạo điểm nhánh cho phố cổ, nhóm Huế Du lịch kết nối (Hue Tourism Connect - HTC) đã đưa ra ý tưởng phủ một màu sơn mới cho mặt sau các căn nhà để tạo nên một điểm nhấn khi đi thuyền trên sông Hương nhìn vào sẽ tạo những ấn tượng cho phố cổ Bao Vinh. Ý tưởng được ông Phan Thiên Định – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng tình, hỗ trợ kêu gọi các mạnh thường quân, các doanh nghiệp hỗ trợ sơn, ngày công để thuê thợ sơn, sơn cho tất cả các hộ dân.

Phương án hỗ trợ sơn cho 54 hộ dân ở phố cổ Bao Vinh sơn lại mặt sau căn nhà, phía dọc theo bờ sông Hương. Mỗi hộ được hỗ trợ 1kg sơn/5m2, với tổng diện tích khoảng 2.500m2. Các hộ dân sẽ tự đăng ký 1 trong 5 màu sơn gồm: Xanh nõn chuối, vàng nhạt, đỏ chu, xanh dương và hồng phấn... Khi chuẩn bị sơn đã có 1 hộ dân xin rút lui để xây dựng nhà mới và triển khai sơn sau khi hoàn thành nhà.

thua thien hue khoac ao moi cho pho co bao vinh
Phố cổ Bao Vinh khi chưa sơn lại nhìn rất nhếch nhác.

Đến nay, tất cả các căn nhà đã được sơn hoàn thành, nhìn rất ấn tượng. Tất cả mặt sau các căn nhà đều được “thay áo mới”, khi du khách đi thuyền trên sông Hương sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ nên thơ, tạo cảnh quan đẹp cho phố cổ dọc bờ sông Hương và một không gian du lịch để thu hút được du khách đến với phố cổ.

Nhìn vào các căn nhà được sơn mới nhiều người dân phố cổ Bao Vinh vui mừng nói: Từ lâu, mặt sau căn nhà rất ít được người dân để ý, việc sơn mặt sau các căn nhà cũng gặp khó khăn vì giáp với mặt nước sông Hương, có nơi rất sâu, không có điểm tựa để sơn khiến người dân để vậy. Từ khi UBND tỉnh, thị xã có phương án hỗ trợ sơn, ngày công để triển khai việc sơn mặt sau các căn nhà sát bờ sông, ai cũng mừng. Sau khi sơn xong các căn nhà nhìn như mới, rất đẹp... sẽ tạo được điểm nhấn thu hút du khách khi đến phố cổ.

thua thien hue khoac ao moi cho pho co bao vinh
Sau khi sơn xong phố cổ Bao Vinh lấp lánh dưới sông Hương.

Phố cổ Bao Vinh, xã Hương Vinh nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km về phía Đông, gắn liền với khu cảng Thanh Hà - Bao Vinh, một khu cảng sầm uất của xứ Đàng Trong vào thời chúa Nguyễn.

Phố cổ Bao Vinh là một trong những di sản văn hóa độc đáo của Huế dưới triều đại nhà Nguyễn với những ngôi nhà gỗ mang kiến trúc của thế kỉ XVIII-XIX đã tồn tại hàng trăm năm tuổi, mang một phần giá trị lịch sử, văn hóa của Kinh thành Huế.

Năm 2003, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy đô thị cổ Bao Vinh (xã Hương Vinh). Từ ngày được phê duyệt, người dân “sống treo” trong phố cổ, cuộc sống của người dân cũng gặp nhiều khó khăn như: Không được sửa chữa, xây mới nhà ở, tách thửa đất...

Tại đề án “Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương” cũng có đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của phố cổ Bao Vinh. Cụ thể, sẽ bảo tồn tổng thể phố cổ thông qua việc tái sử dụng những ngôi nhà truyền thống, tạo không gian buôn bán các mặt hàng của các làng nghề truyền thống ở đây. Khu phố cổ sẽ trở thành một trong những không gian đi bộ của Huế, sẽ có quảng trường, bến thuyền nhằm thu hút du khách đến đây tham quan và tổ chức lễ hội.

Mới đây, tại buổi làm việc với UBND thị xã Hương Trà, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có quyết định đầu tư 10 tỷ đồng để khởi động dự án bảo tồn phố cổ Bao Vinh. Trong đó, tập trung khôi phục một số nhà cổ, bến thuyền, cải tạo thoát nước, hạ tầng để khai thác du lịch...

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Tập trung giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Bá Thiện II

    (Xây dựng) – Công ty Cổ phần Vina CPK – chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Bá Thiện II luôn chủ động tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, đặc biệt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên để tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần thu hút đầu tư.

  • BHXH Việt Nam nỗ lực trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ

    (Xây dựng) - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) tính tới ngày 15/03/2023, hệ thống đã xác thực gần 75,8 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ trên 102,5 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

  • Sở Xây dựng Yên Bái tăng cường công tác quản lý hoạt động xây dựng

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Sở Xây dựng Yên Bái đã phát huy vai trò là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

  • Cận cảnh một số khu tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng ở Thủ đô Hà Nội

    Một số khu tập thể cũ ở Hà Nội đã xập xệ, nằm trong danh mục các khu tập thể nguy hiểm cấp D, không còn an toàn cho người dân sử dụng.

  • Hà Đông: Xử lý tình trạng chiếm dụng vỉa hè sau phản ánh của Báo điện tử Xây dựng

    (Xây dựng) – Liên quan tới tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, dừng đỗ phương tiện giao thông tại khu vực hồ nước mà Báo điện tử Xây dựng phản ánh trên một số địa bàn, trong đó có quận Hà Đông. Mới đây, Công an quận Hà Đông có văn bản số 819/CAQHĐ-TH phúc đáp nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng.

  • Trường “đói” học sinh, hoang phế nhiều năm

    (Xây dựng) - Trường THPT Đào Duy Từ, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, được xây dựng trên một quả đồi hẻo lánh, cách xa khu dân cư, thế nên từ khi đưa vào hoạt động trường này ngày càng lâm vào tình trạng “đói khát” học sinh. Gần 5 năm nay, ngôi đường đã bỏ hoang hóa, một số hạng mục hư hỏng, xuống cấp khiến người dân địa phương xót xa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load