(Xây dựng) – Mặc dù những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm, còn để xảy ra một số trường hợp gây thất thoát, lãng phí.
Khẩn trương rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. |
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng nêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu giám đốc các Sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quán triệt sâu sắc về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với từng cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tổ chức thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đặc biệt là chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 01/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm của tỉnh…
Phải luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan, địa phương, đơn vị; phải xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện của mỗi cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, vận động gia đình, người thân và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực kinh tế, xã hội cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh và nâng cao cuộc sống của nhân dân.
Khẩn trương tham mưu, trình cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý đối với các tài sản không có nhu cầu sử dụng, nhanh chóng đưa vào sử dụng các cơ sở nhà, đất, công sở dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính, phát huy hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nước; trước mắt, khẩn trương tổng hợp, tham mưu dự thảo văn bản của UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính kết quả rà soát, xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích trên địa bàn…
Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định của pháp luật liên quan đến công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: Giao Thanh tra tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật chuyên ngành, trong đó tập trung lĩnh vực trọng điểm, như: Đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư công, xây dựng, tài chính công, tài sản công; trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra lãng phí hoặc tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xử lý vi phạm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các cá nhân để xảy ra lãng phí.
Thảo Chi
Theo