Thứ sáu 26/04/2024 11:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thừa Thiên Huế đầu tư bảo tồn, tu bổ 5 di tích quan trọng

14:27 | 15/10/2021

HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thống nhất phê duyệt chủ trương đầu tư 5 dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích trong hệ thống di sản Huế, gồm: Quốc Tử Giám, Đàn Nam Giao (phần còn lại), Điện Cần Chánh, Lăng vua Thiệu Trị (giai đoạn 3), Lăng vua Tự Đức (phần còn lại).

thua thien hue dau tu bao ton tu bo 5 di tich quan trong
Hằng năm, tại Đàn Nam Giao, tỉnnh Thừa Thiên-Huế đều tổ chức lễ tế theo đúng các nghi thức truyền thống triều Nguyễn với ước nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa - Ảnh: VGP/Nhật Anh

Di tích Quốc Tử Giám được xem là trường đại học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn ở Huế. Công trình được xây dựng, mở rộng nhiều lần dưới các triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Theo kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng, các hạng mục công trình hiện đang bị xuống cấp và dần mất đi hình ảnh tổng thể của một công trình tiêu biểu, đặc trưng cho nền văn hóa-giáo dục được hình thành dưới triều đại nhà Nguyễn. Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Quốc Tử Giám-Kinh thành Huế có tổng mức đầu tư hơn 60 tỷ đồng.

Đàn Nam Giao là di tích đàn miếu quan trọng bậc nhất triều Nguyễn, được vua Gia Long cho xây dựng năm 1806 nằm về phía nam của Kinh thành Huế, là nơi các vua triều Nguyễn làm lễ tế trời hằng năm. Hiện nay, di tích Đàn Nam Giao vẫn chưa được hoàn thiện tổng thể, riêng khu vực Trai Cung chưa phục nguyên được không gian kiến trúc, khiến việc phát huy giá trị vẫn khá hạn chế. Dự án bảo tồn, tu bổ di tích Đàn Nam Giao (phần còn lại) có tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng.

Điện Cần Chánh được xây dựng từ năm 1804, là một trong những công trình kiến trúc được xây dựng sớm nhất trong Hoàng Thành. Điện là nơi nhà vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở thành phế tích do bị phá huỷ bởi chiến tranh từ năm 1947. Việc đầu tư tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh là rất cần thiết để phục hồi di sản thế giới đã được UNESCO công nhận. Dự án có tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng.

Tổng thể di tích Lăng vua Thiệu Trị đến nay đã tồn tại hơn 150 năm. Hiện nay, các công trình kiến trúc thuộc tổng thể Lăng đã bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tổng thể di tích Lăng vua Thiệu Trị là việc làm rất thiết thực. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 60 tỷ đồng.

Lăng vua Tự Đức được xây dựng vào năm 1864, là một trong những khu lăng tiêu biểu, điển hình cho lối kiến trúc cảnh quan truyền thống Huế. Do đó, việc đầu tư dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích Lăng vua Tự Đức (phần còn lại) được xác định là nhiệm vụ cấp thiết nhằm chống xuống cấp, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 99 tỷ đồng.

Theo Nhật Anh/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load