Thứ bảy 27/07/2024 07:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thử đặt mình vào vai doanh nghiệp!

14:47 | 17/11/2020

(Xây dựng) - Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh về kinh doanh và đầu tư ASEAN (ASEAN BIS 2020) vừa mới diễn ra, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có một câu nói khiến nhiều người tâm đắc và hy vọng, đó là Chính phủ sẽ “cùng nhau nỗ lực thực hiện mục tiêu chung đặt người dân và DN vào vị trí trung tâm của sự phát triển”.

thu dat minh vao vai doanh nghiep
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Soi vào thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, hẳn dễ dàng thấy rằng còn có nhiều vấn đề liên quan đến phát triển của quốc gia nhưng vai trò của người dân và DN lại đang bị đứng... bên lề đường...

Chẳng nói gì chuyện xa xôi, hiện nay có hàng trăm dự án của các DN trên địa bàn TP.HCM cùng với hơn 30.000 hộ dân đang khốn khổ về chuyện chậm cấp sổ hồng. Có dự án chịu trận dăm ba năm, có dự án 7 - 8 năm vẫn không ai giải quyết, mà phần đông lại là lỗi bắt đầu từ bộ máy công quyền.

Chẳng hạn như câu chuyện của Công ty Sơn Kim Land. Dự án Khu liên hợp cao ốc Trung tâm thương mại - văn phòng và căn hộ tại phường Thảo Điền của Công ty đã được Sở Xây dựng TP.HCM phê duyệt năm 2009 và điều chỉnh năm 2015. Tổng diện tích khu đất là 10.943,7 m2, trong đó: Diện tích đất xây dựng công trình (phần nổi) là 5.742,8 m2; diện tích đất xây dựng tầng hầm (phần ngầm) là 9.089,2 m2.

Với hàng tập hồ sơ giấy trắng mực đen như vậy, tháng 3/2016, UBND Thành phố đã duyệt phương án xác định giá đất toàn bộ của dự án là 120.598.800.000 đồng. Một tháng sau, Công ty hoàn thành nghĩa vụ tài chính và hơn 2 năm sau, bắt đầu bàn giao các căn hộ cho khách hàng. Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả khách hàng mua nhà đều đã thực hiện đúng các nghĩa vụ theo Hợp đồng mua bán căn hộ và đã thanh toán đến 95% giá trị hợp đồng nhưng vẫn chưa được cấp sổ hồng. Thế là kiện cáo loạn cả lên.

Hỏi ra thì được biết, hóa ra số tiền 120.598.800.000 đồng kia là chưa tính phần ngầm thặng dư so với phần đế!

Đúng là một việc làm khó hiểu và không nhất quán, bởi lẽ số tiền sử dụng đất kia đã được chủ đầu tư phân bổ vào giá bán của từng căn hộ và đã được bán hết từ lâu rồi. Nay Sở thử đặt mình vào vai DN xem, nếu định tính thêm phần ngầm thì Sở lấy đâu ra để bù vào? Hơn nữa, khi duyệt phương án giao đất là tính cho toàn bộ dự án, lý gì phải cắt làm hai để gây khó khăn cho DN?

Vậy nếu giờ đây, với cam kết của Chính phủ sẽ “đặt người dân và DN vào vị trí trung tâm của sự phát triển”, thì những cái sai kia của cơ quan công quyền cần được xin lỗi công khai và trả lại các quyền lợi hợp pháp cho người dân và DN mới là phải đạo!

Nguyễn Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cảnh giác trước mưu đồ “đổi màu” văn hóa

    Công nghiệp văn hóa đã và đang là trụ cột phát triển kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia. Việc chú trọng phát triển công nghiệp văn hóa sẽ giúp các quốc gia có thể nhanh chóng thu về những lợi ích kinh tế to lớn với tư cách như là một ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tàu. Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa là một nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước ta quyết liệt chỉ đạo triển khai trong những năm gần đây.

  • Sự thật không thể nào phủ nhận

    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, một nhân cách lớn của dân tộc đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 do tuổi cao, bệnh nặng. Đây là mất mát to lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Chúng ta vô cùng biết ơn và tự hào về những thành tựu quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bởi vậy, trong thời gian tới cả hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân đều cần phát huy tinh thần trách nhiệm gìn giữ và tiếp tục phát huy những di sản vô giá đó.

  • An toàn lao động là quan trọng nhất

    "An toàn là trên hết" được xem là nguyên tắc vàng, là khẩu hiệu, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình lao động, được treo tại nhiều công trường. Nhưng, chỉ 1 "lỗ hổng" nhỏ về ý thức, tai họa có thể ập đến, mang đến nỗi đau tột cùng cho nhiều người lao động và gia đình họ.

  • Tư duy mới - giá trị mới

    Theo thông tin từ Hội nghị lần thứ ba, Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (diễn ra ngày 9-5 vừa qua), năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 6,28%, đứng thứ 3/6 vùng kinh tế, gấp 1,24 lần so với bình quân chung cả nước.

  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load