Thứ bảy 27/04/2024 12:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thay đổi hành vi

15:07 | 29/09/2020

(Xây dựng) - Trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tới đây, sẽ chi tiết hóa trong Luật trách nhiệm người sản xuất, người sử dụng đối với sản phẩm thải bỏ. Với những quy định mới trong dự thảo luật, các nhà quản lý hy vọng đây sẽ là một công cụ góp phần thay đổi hành vi người sản xuất và tiêu dùng.

thay doi hanh vi
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội cho thấy, còn nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về môi trường chưa, hoặc không được xử lý kịp thời. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường thời gian quadù được giới truyền thông lên tiếng, nhưng rồi lại “lắng xuống”. Điểm lại rất nhiều vụ việc sẽ thấy, dường như sự tuân thủ pháp luật về môi trường trong cộng đồng còn rất thấp. Nói một cách trực tiếp, chúng ta chưa đến được một xã hội biết thượng tôn pháp luật và chưa có sự bảo đảm minh bạch trong việc thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Chúng ta đã nói, đã phát hiện rất nhiều vụ việc phá rừng, khai thác tài nguyên trái phép, xả thải gây ô nhiễm môi trường… Rất nhiều quan chức, rất nhiều cấp, nhiều ngành đã “vào cuộc”, đã tổ chức những đợt phát động này nọ rầm rộ… Và tất nhiên, những câu chữ “đẹp” nhất, “có vẻ” nghiêm minh nhất cũng đã được sửdụng. Vậy mà cái đích cuối cùng là giữ cho môi trường ngày một trong lành, để dành tài nguyên cho đời sau… thì lại bị bỏ ngỏ.

Một câu hỏi đặt ra là, phải chăng tính thượng tôn pháp luật đã và đang vấp phải một lực cản “vô hình” nào đó? Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ rất lâu, người ta đã biết lấy sự tôn trọng đối với luật pháp làm thước đo trình độ tổ chức của xã hội, đồng thời làm động lực cho sự phát triển xã hội. Chẳng có một nước nào trở nên giàu có trong điều kiện xã hội thường xuyên rối ren, hỗn loạn và mấtan toàn.

Thực ra, con người ta luôn mong muốn có được nhiều nhất những gì tốt nhất cho mình và luôn có thiên hướng hành động nhằm đạt mục tiêu đó. Trong điều kiện phải coi luật pháp là giới hạn đối với sự tự do trong việc tìm kiếm lợi ích, người ta tự nhiên có ý nghĩ tìm cách làm cho luật được đặt ra theo hướng có lợi cho mình.

Nhưng, nếu luật pháp mà ưu tiên bảo vệ lợi ích của một vài nhóm thiểu số giàu có, trái ngược với nguyện vọng của số đông, thì chắc chắn sẽ không được số đông tuân thủ với ý thức tự nguyện. Thái độ không tự giác phục tùng đối với luật pháp của người dân thường còn có điều kiện thuận lợi để phát triển ở ngoài xã hội,nếu hiện tượng áp dụng pháp luật không nghiêm chỉnh có dấu hiệu tràn lan trongcác cơ quan công quyền; đến lúc nào đó, thậm chí nó có thể tự “nâng cấp” thành thái độ quay lưng.

Và một khi luật pháp bị gạt sang một bên, thì một cách tự nhiên, bản năng ứng xử sơ cấp sẽ trỗi dậy để điều khiển hành vi của con người. Kiểu như, một người (một DN) xả rác (xả thải) bừa bãi mà chẳng bị sao, thì những người bên cạnh sẽ theo đó mà làm, chẳng việc gì phải giữ gìn. Một cánh rừng bị chặt hạ, chẳng cấp chính quyền nào chịu trách nhiệm, khi đó, những cánh rừng tiếp theo sẽ khó có cơ hội tồn tại… Những kiểu ứng xử như thế, hiển nhiên sẽ làm cho xã hội, thay vì tiến lên, lại đi thụt lùi.

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load